Thơ

21/12/2015 09:38
Lượt xem 34643

Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.

Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.

Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!

LỜI BÌNH:  Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:

                     Nửa đời tóc hoá thành đá cả
                     Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
    Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:

                     Tai nghe tóc ve bên bà gái goá

     Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:

                     Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…  

     Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:

                    Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
                    Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
      Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình thi vị. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn. Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:

                    Trên kia nguyệt không quần như đã
                    Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...

      Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình khá lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên! Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:    

                    Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!

     Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó "dưới" cả cái... của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương, cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen, là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!

      Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa phản biện xã hội. Chính câu thơ kết như thế đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá cao lên trong hàng bậc của thi ca.

NGỌC BÍCH
Trích tập "Phê bình & tiểu luận thi ca Phạm Ngọc Thái" 2013.

Các tác phẩm khác

Đại Nam quốc sử diễn ca - XI. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226-1340) Lượt xem: 40398
08/01/2015 08:27
1. Những việc cải cách đầu tiên
2. Văn-học và võ-công
3. Phong-tục đời Trần
4. Đức-độ và chánh-trị của Trần-Thánh-tông
5. Trần-Hưng-Đạo phá Mông-Cổ
6. Anh-tông và Minh-tông
7. Việc đánh dẹp về đời Hiến-tông

Đại Nam quốc sử diễn ca - XII. Nhà Trần (Thời kỳ suy vi: 1341-1400) Lượt xem: 18139
08/01/2015 08:24
1. Nhà Trần bắt đầu suy
2. Dương-Nhật-Lễ tiếm-vị
3. Chiêm-thành xâm-nhiễu
4. Lê-Quý-Ly phế-lập

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIII. Nhà Hồ và giặc nhà Minh (1400-1418) Lượt xem: 29033
08/01/2015 08:23
1. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần
2. Quân Minh diệt nhà Hồ
3. Trần-Giản-Định chống Minh
4. Trần-Trùng-Quang chống Minh
5. Quân Minh chiếm toàn cõi Đại-Việt
6. Chính-sách nhà Minh

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIV. Nhà Hậu Lê (Thời kỳ thống nhất: 1418-1526) Lượt xem: 33194
08/01/2015 08:20
1. Lê thái-Tổ phá giặc Minh
2. Nhà Lê kiến-quốc
3. Lê-Nghi-Dân cướp ngôi
4. Thời-kỳ toàn-thịnh: Lê Thánh-tông
5. Nhà Lê bắt đầu suy
6. Loạn Trần-Cảo và Trịnh Duy-Sản
7. Chính-quyền tan-rã
8. Mạc-Đăng-Dung chuyên-quyền

Đại Nam quốc sử diễn ca - XV. Nhà Mạc (1527-1592) Lượt xem: 25522
08/01/2015 08:17
1. Ngoại-giao và nội-chính của Mạc-Đăng-Dung
2. Nguyễn-Kim khởi-nghĩa phù Lê
3. Trịnh-Kiểm tiến quân ra Bắc
4. Nguyễn-Hoàng vào Hóa-Châu
5. Trịnh Mạc phân-tranh
6. Trịnh-Tùng chấp chính
7. Trịnh-Tùng diệt Mạc

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVI. Nhà Lê Trung hưng (Vua Lê-Chúa Trịnh: 1593-1729) Lượt xem: 20072
08/01/2015 08:07
1. Giao-thiệp buổi đầu với Trung-hoa
2. Trịnh-Tùng xưng chúa
3. Trịnh-Tráng tăng quyền phủ chúa
4. Trịnh-Tạc đánh Nguyễn và Mạc
5. Trịnh-Căn và nhà Thanh
6. Triều thần nhà Lê
7. Những việc cải-cách về thời Trịnh-Cương

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVII. Nhà Lê suy vi (Trịnh-Nguyễn phân tranh: 1729-1782) Lượt xem: 31145
08/01/2015 08:00
1. Chính-sách đồi-bại của Trịnh-Giang
2. Sự loạn-lạc ở Bắc-hà
3. Trịnh-Doanh và Lê-Hiển-tông
4. Trịnh-Doanh và Trịnh-Sâm dẹp loạn
5. Trịnh-Sâm đánh chúa Nguyễn
6. Trịnh-Sâm hỏng mưu thoán-đoạt
7. Đặng-Thị-Huệ lộng-quyền

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVIII. Cuối đời nhà Lê (1783-1786) Lượt xem: 26782
08/01/2015 07:55
1. Loạn kiêu-binh ở kinh-thành
2. Nguyễn-Huệ ra Bắc lần thứ nhất
3. Chúa Trịnh-Khải bị bắt
4. Nguyễn-Huệ trả quyền Lê-Hiển-tông
5. Quân Tây-sơn rút về Nam
6. Triều-đình vua Lê-Chiêu-Thống
7. Nguyễn-Hữu-Chỉnh chuyên-quyền

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIX. Nhà Nguyễn Tây Sơn (1787-1802) Lượt xem: 14620
08/01/2015 07:52
1. Quân Tây-sơn ra Bắc lần thứ hai
2. Lê-Chiêu-Thống chạy dài
3. Nguyễn-Huệ đặt chức Giám quốc ở Bắc-hà
4. Quân nhà Thanh sang nước ta
5. Triều-đình thời Lê-mạt
6. Quang-Trung đại-phá quân Thanh
7. Cuộc lưu-vong của Lê-Chiêu-thống
8. Tổng kết

Tình già Lượt xem: 38260
08/01/2015 06:09
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,

Hiển thị 391 - 400 tin trong 2681 kết quả