Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
LỜI BÌNH: Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:
Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình thi vị. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn. Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...
Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình khá lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên! Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó "dưới" cả cái... của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương, cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen, là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!
Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa phản biện xã hội. Chính câu thơ kết như thế đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá cao lên trong hàng bậc của thi ca.
NGỌC BÍCH
Trích tập "Phê bình & tiểu luận thi ca Phạm Ngọc Thái" 2013.
Sống
Lượt xem: 31599
08/01/2015 15:18
Sống tủi làm chi đứng chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Vào thành
Lượt xem: 30282
08/01/2015 15:17
Vào thành ra cửa Ðông
Xe ngựa chạy tứ tung
Vào thành ra cửa Tây
Sa gấm rực như mây
Chúc tết thanh niên
Lượt xem: 39930
08/01/2015 15:16
Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Ru em
Lượt xem: 34223
08/01/2015 15:16
Ru hời, ru hỡi, ru hời
Nín di em hỡi chị ngồi chị ru
Nước ta từ dựng cơ đồ
Bốn ngàn năm lẻ địa đồ còn kia
Tu hú đẻ nhờ
Lượt xem: 39850
08/01/2015 15:15
Ổ mi nào phải của chi mi
Sao ổ ai mà đến chiếm đi
Chồng vợ tôi đành công chịu khó
Bố con bác chớ bợm làm lỳ
Bài thơ tuyệt mệnh
Lượt xem: 24772
08/01/2015 15:14
Nhất lạc phân hoàn lục thập niên
Hảo phùng kim nhật liễu trần duyên
Bình sinh kỳ khí vi hà hử?
Nguyệt tại ba tâm vân tại thiên
Gửi phường hậu tử
Lượt xem: 17192
08/01/2015 15:13
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
Thiên hạ thùy nhân bất thức quân
Bảy mươi tư tuổi trải phong trần
Nay được bạn mới tinh thần hoạt hiện
Đôi dòng tiểu sử
Lượt xem: 27810
08/01/2015 15:11
Phan Bội Châu sinh năm 1867 tại Ðông Liệt (Nghệ An). Cha cụ là ông Phan Văn Phổ. Cụ vốn thông minh từ lúc thiếu thời. Năm lên 6 tuổi, được cho đi học chỉ 3 ngày đã thuộc hết cuốn Tam Tự Kinh. Cụ không có ý hướng khoa cử sĩ hoạn nhưng để có điều kiện hoạt động cách mạng, mãi tới năm 1900 đã 33 tuổi cụ mới dự kỳ thi Hương tại trường thi Nghệ An và đỗ giải nguyên (thủ khoa). Sau đó, cụ tham gia phong trào Cần Vương và viết cuốn Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư để khích động lòng yêu nước của dân chúng.
Ngày 29 tháng 10 năm 1940, cụ mất tại kinh thành Huế.
Chết
Lượt xem: 88510
08/01/2015 15:08
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Xuất dương lưu biệt
Lượt xem: 44579
08/01/2015 15:08
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
Hiển thị 351 - 360 tin trong 2681 kết quả