Thơ

Tôi không kể những chuyện tình đổ vỡ
Tình đầu đời khi gãy rất đau thương.
Trên cành gai tiếng chim ca thảnh thót,
Khúc hót đầu tiên đoạn cuối cuộc đời (1).

Tôi không kể "Những mảnh đời tỵ nạn" (2)
Kiếp nổi trôi dâu bể khắp phương trời
Đất Thái, Anh-đô, Mã-lai, Hương cảng...
Hàng rào kẽm gai xâu xé cuộc đời !

Tôi không kể những tâm tình chán ngán,
Đời sống tha hương cô độc kiếp người
Quần quật đua chen ngày đêm vội vã,
Một đôi khi còn quên cả tiếng cười !

Tôi xin kể với tấm lòng thành kính
Những chuyến đi về miền đất thân yêu
Như người ngoan đạo hành hương đất thánh
Biết nói làm sao, lòng chứa vạn điều !

Mắt rơm rớm khi chợt nghe thông báo
Chuyến bay đang đi sắp đến phi trường
Kỷ niệm kéo về cho lòng thổn thức
Mừng rỡ & Quặn lòng mỗi chuyến hồi hương!

Những nơi tôi đi: Sài-gòn, Hà-Nội,
Rạch-giá, Biên-Hòa, Đà-Nẵng, Nha-Trang,
Kontum, Pleiku, Huế, Ban-Mê-Thuột...
Một chút thân quen, ngàn nỗi ngỡ ngàng !

Những cô gái cười tươi chào đón khách,
Chưa biết yêu mà đã đục một đời !
Đêm từng đêm em gượng cười chua chát,
Xác thân em nuôi sống được một thời !

Những cây lúa thiếu phân màu vàng vọt
Như tương tư thương nhớ mất màu da
Tháng Hai hoa gạo đỏ tươi màu máu,
Đau lòng vì đâu, vì nước, vì nhà ?

Dọc ven đường nhà lại nhà san sát,
Thiếu mất màu xanh của lá của cây
Đau lòng khách hồn vẫn còn thương nước,
Đất Mẹ ngày Xuân sao bị cưỡng dầy

Có đất nước nào như nước Việt Nam ?
Già trẻ xanh xao quần quật đi làm,
Tiền bạc đưa về cũng không đủ sống,
Cộng sản đem về đời sống lũ lam!

Thật ở quê mình quá nhiều chênh lệch,
Mảnh đất nào buồn như đất Việt-Nam ?
Kẻ sống dư thừa, trẻ thơ khóc đói,
Kẻ lắm bạc tiền, người sống khổ kham !

Có kẻ xin ăn, có người ăn cướp,
Giải phóng từ lâu nước chỉ thêm nghèọ
"Độc lập Tự do", lại còn "Đổi Mới",
Bán đất ngoại bang, mèo lại hoàn mèo !

Anh-Đô, Mã-Lai , Đài-Loan, Hương Cảng,
Từ các nơi ngoại quốc cứ tung tiền,
Đất bán đi, tiền này ai bỏ túi ?
Người dân nghèo nay thêm khổ triền miên!

Tiếc thay nước năm ngàn năm văn hiến
Gian khổ đấu tranh giành giữ chủ quyền
Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi..
Đau xót buồn thương ở dưới cửu tuyền !

Thà xưa kia chẳng hô hào đuổi Mỹ,
Chẳng chửi miền Nam bám gót ngoại bang,
Thì hôm nay cũng chút gì thông cảm.
Việt-Nam ơi, sao thân phận bẻ bàng ?

Bao nhiêu năm chưa một lần trở lại,
Quê cũ ngày xưa giờ đã sao rồi ?
Tin lượm lặt sao bằng nhìn tận mắt,
Mộng hồi hương đâu phải một mình tôi !

Thèm được ngắm những nữ sinh Đồng Khánh
Áo trắng dài xinh ngả nón Trường Tiền.
Thèm được bước đi những đường nho nhỏ
Nắng tỏa lối về trên điện Khâm Thiên.

Hàng me bên đường như thầm trò chuyện
Như lâu đài che chở những tình nhân.
Em gái Gia Long xưa còn đâu nữa,
Chỉ mong sao được thấy lại một lần !

Đọc những tin quê hương trên báo chí,
Nghe lời tường thuật của những người về
Lòng xót xa đau, đêm nằm mộng mị,
Tỉnh giấc giữa đêm, lòng thấy não nề !

Em ở nơi nào, Hồng Liên, Bạch Huệ ?
Đất Pleiku còn gọi mãi Kiều Oanh...
Chuyện tình buồn thông bên hồ Than Thở...
Những chuyến đi buồn như Tống Biệt Hành...

Xót hay thương những chuyến về tâm tưởng ?
Thực hay mơ, vi vút gió thùy dương ?
Mỗi đêm về là mỗi lần nhung nhớ,
Như ngày xưa hoa phượng đỏ sân trường.

Mẹ Việt-Nam mấy mươi năm chờ đợi
Những người con lưu lạc đất quê người
Những người con khổ đau trên quê Mẹ
Quyết một lòng đòi được trả quyền Người.

Này bạn hỡi, hãy vùng lên cách mạng
Kêu gọi nhân dân giành lấy chủ quyền.
Dẹp bỏ nhà tù cải thành trường học...
Lúa mọc đồng bằng, bắp mọc cao nguyên...

Hãy biến giấc mơ xanh thành hiện thực
Chuyến đi về của ngàn triệu Việt kiều
Và muôn nơi triệu cánh tay chào đón
Chuyến đi về của những đứa con yêu !

Bà mẹ quê rưng rưng tay mở rộng
Đón bầy con lưu lạc các nơi về.
Đầy dẫy cả những bẹ dừa, buồng chuối
Mở tiệc vui cho quên hết tái tê.

Hãy tin chắc ngày hội vui sẽ đến !
Những Vinh, Thành, Chi, Huệ sẽ đi về.
Đó đây sẽ dặt dìu xanh, hồng, trắng,
Tiếng cười vui chôn lấp hết não nề.

Từ Cà-Mau nối liền ra Móng Cái,
Từ cao nguyên về tận đến đồng bằng,
Người Thượng, người Kinh, vạn ngàn sắc tộc
Vui cùng nhau ngày hội của sao trăng !

Rồi đây đó anh em từ muôn nước,
Người góp công, người góp của dựng xây
Việt-Nam ta sẽ một ngày rạng rỡ,
Hòa bình ca vang vọng lúc trăng đầy!

Nguyên Đỗ

(1) Ý từ truyện The Thorn Birds của Colleen McCullough
(2) Hình như tựa đề một tác phẩm nào đó

Các tác phẩm khác

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23219
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21930
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24377
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21451
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19353
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26492
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24162
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22607
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30631
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 32053
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Hiển thị 161 - 170 tin trong 2300 kết quả