Tôi không kể những chuyện tình đổ vỡ
Tình đầu đời khi gãy rất đau thương.
Trên cành gai tiếng chim ca thảnh thót,
Khúc hót đầu tiên đoạn cuối cuộc đời (1).
Tôi không kể "Những mảnh đời tỵ nạn" (2)
Kiếp nổi trôi dâu bể khắp phương trời
Đất Thái, Anh-đô, Mã-lai, Hương cảng...
Hàng rào kẽm gai xâu xé cuộc đời !
Tôi không kể những tâm tình chán ngán,
Đời sống tha hương cô độc kiếp người
Quần quật đua chen ngày đêm vội vã,
Một đôi khi còn quên cả tiếng cười !
Tôi xin kể với tấm lòng thành kính
Những chuyến đi về miền đất thân yêu
Như người ngoan đạo hành hương đất thánh
Biết nói làm sao, lòng chứa vạn điều !
Mắt rơm rớm khi chợt nghe thông báo
Chuyến bay đang đi sắp đến phi trường
Kỷ niệm kéo về cho lòng thổn thức
Mừng rỡ & Quặn lòng mỗi chuyến hồi hương!
Những nơi tôi đi: Sài-gòn, Hà-Nội,
Rạch-giá, Biên-Hòa, Đà-Nẵng, Nha-Trang,
Kontum, Pleiku, Huế, Ban-Mê-Thuột...
Một chút thân quen, ngàn nỗi ngỡ ngàng !
Những cô gái cười tươi chào đón khách,
Chưa biết yêu mà đã đục một đời !
Đêm từng đêm em gượng cười chua chát,
Xác thân em nuôi sống được một thời !
Những cây lúa thiếu phân màu vàng vọt
Như tương tư thương nhớ mất màu da
Tháng Hai hoa gạo đỏ tươi màu máu,
Đau lòng vì đâu, vì nước, vì nhà ?
Dọc ven đường nhà lại nhà san sát,
Thiếu mất màu xanh của lá của cây
Đau lòng khách hồn vẫn còn thương nước,
Đất Mẹ ngày Xuân sao bị cưỡng dầy
Có đất nước nào như nước Việt Nam ?
Già trẻ xanh xao quần quật đi làm,
Tiền bạc đưa về cũng không đủ sống,
Cộng sản đem về đời sống lũ lam!
Thật ở quê mình quá nhiều chênh lệch,
Mảnh đất nào buồn như đất Việt-Nam ?
Kẻ sống dư thừa, trẻ thơ khóc đói,
Kẻ lắm bạc tiền, người sống khổ kham !
Có kẻ xin ăn, có người ăn cướp,
Giải phóng từ lâu nước chỉ thêm nghèọ
"Độc lập Tự do", lại còn "Đổi Mới",
Bán đất ngoại bang, mèo lại hoàn mèo !
Anh-Đô, Mã-Lai , Đài-Loan, Hương Cảng,
Từ các nơi ngoại quốc cứ tung tiền,
Đất bán đi, tiền này ai bỏ túi ?
Người dân nghèo nay thêm khổ triền miên!
Tiếc thay nước năm ngàn năm văn hiến
Gian khổ đấu tranh giành giữ chủ quyền
Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi..
Đau xót buồn thương ở dưới cửu tuyền !
Thà xưa kia chẳng hô hào đuổi Mỹ,
Chẳng chửi miền Nam bám gót ngoại bang,
Thì hôm nay cũng chút gì thông cảm.
Việt-Nam ơi, sao thân phận bẻ bàng ?
Bao nhiêu năm chưa một lần trở lại,
Quê cũ ngày xưa giờ đã sao rồi ?
Tin lượm lặt sao bằng nhìn tận mắt,
Mộng hồi hương đâu phải một mình tôi !
Thèm được ngắm những nữ sinh Đồng Khánh
Áo trắng dài xinh ngả nón Trường Tiền.
Thèm được bước đi những đường nho nhỏ
Nắng tỏa lối về trên điện Khâm Thiên.
Hàng me bên đường như thầm trò chuyện
Như lâu đài che chở những tình nhân.
Em gái Gia Long xưa còn đâu nữa,
Chỉ mong sao được thấy lại một lần !
Đọc những tin quê hương trên báo chí,
Nghe lời tường thuật của những người về
Lòng xót xa đau, đêm nằm mộng mị,
Tỉnh giấc giữa đêm, lòng thấy não nề !
Em ở nơi nào, Hồng Liên, Bạch Huệ ?
Đất Pleiku còn gọi mãi Kiều Oanh...
Chuyện tình buồn thông bên hồ Than Thở...
Những chuyến đi buồn như Tống Biệt Hành...
Xót hay thương những chuyến về tâm tưởng ?
Thực hay mơ, vi vút gió thùy dương ?
Mỗi đêm về là mỗi lần nhung nhớ,
Như ngày xưa hoa phượng đỏ sân trường.
Mẹ Việt-Nam mấy mươi năm chờ đợi
Những người con lưu lạc đất quê người
Những người con khổ đau trên quê Mẹ
Quyết một lòng đòi được trả quyền Người.
Này bạn hỡi, hãy vùng lên cách mạng
Kêu gọi nhân dân giành lấy chủ quyền.
Dẹp bỏ nhà tù cải thành trường học...
Lúa mọc đồng bằng, bắp mọc cao nguyên...
Hãy biến giấc mơ xanh thành hiện thực
Chuyến đi về của ngàn triệu Việt kiều
Và muôn nơi triệu cánh tay chào đón
Chuyến đi về của những đứa con yêu !
Bà mẹ quê rưng rưng tay mở rộng
Đón bầy con lưu lạc các nơi về.
Đầy dẫy cả những bẹ dừa, buồng chuối
Mở tiệc vui cho quên hết tái tê.
Hãy tin chắc ngày hội vui sẽ đến !
Những Vinh, Thành, Chi, Huệ sẽ đi về.
Đó đây sẽ dặt dìu xanh, hồng, trắng,
Tiếng cười vui chôn lấp hết não nề.
Từ Cà-Mau nối liền ra Móng Cái,
Từ cao nguyên về tận đến đồng bằng,
Người Thượng, người Kinh, vạn ngàn sắc tộc
Vui cùng nhau ngày hội của sao trăng !
Rồi đây đó anh em từ muôn nước,
Người góp công, người góp của dựng xây
Việt-Nam ta sẽ một ngày rạng rỡ,
Hòa bình ca vang vọng lúc trăng đầy!
Nguyên Đỗ
(1) Ý từ truyện The Thorn Birds của Colleen McCullough
(2) Hình như tựa đề một tác phẩm nào đó
Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23135
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]
Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37087
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18941
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21369
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.
Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26169
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19395
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21662
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19937
22/12/2014 10:41
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.
Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30959
22/12/2014 10:40
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.
Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28725
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]
Hiển thị 151 - 160 tin trong 2300 kết quả