Tôi không kể những chuyện tình đổ vỡ
Tình đầu đời khi gãy rất đau thương.
Trên cành gai tiếng chim ca thảnh thót,
Khúc hót đầu tiên đoạn cuối cuộc đời (1).
Tôi không kể "Những mảnh đời tỵ nạn" (2)
Kiếp nổi trôi dâu bể khắp phương trời
Đất Thái, Anh-đô, Mã-lai, Hương cảng...
Hàng rào kẽm gai xâu xé cuộc đời !
Tôi không kể những tâm tình chán ngán,
Đời sống tha hương cô độc kiếp người
Quần quật đua chen ngày đêm vội vã,
Một đôi khi còn quên cả tiếng cười !
Tôi xin kể với tấm lòng thành kính
Những chuyến đi về miền đất thân yêu
Như người ngoan đạo hành hương đất thánh
Biết nói làm sao, lòng chứa vạn điều !
Mắt rơm rớm khi chợt nghe thông báo
Chuyến bay đang đi sắp đến phi trường
Kỷ niệm kéo về cho lòng thổn thức
Mừng rỡ & Quặn lòng mỗi chuyến hồi hương!
Những nơi tôi đi: Sài-gòn, Hà-Nội,
Rạch-giá, Biên-Hòa, Đà-Nẵng, Nha-Trang,
Kontum, Pleiku, Huế, Ban-Mê-Thuột...
Một chút thân quen, ngàn nỗi ngỡ ngàng !
Những cô gái cười tươi chào đón khách,
Chưa biết yêu mà đã đục một đời !
Đêm từng đêm em gượng cười chua chát,
Xác thân em nuôi sống được một thời !
Những cây lúa thiếu phân màu vàng vọt
Như tương tư thương nhớ mất màu da
Tháng Hai hoa gạo đỏ tươi màu máu,
Đau lòng vì đâu, vì nước, vì nhà ?
Dọc ven đường nhà lại nhà san sát,
Thiếu mất màu xanh của lá của cây
Đau lòng khách hồn vẫn còn thương nước,
Đất Mẹ ngày Xuân sao bị cưỡng dầy
Có đất nước nào như nước Việt Nam ?
Già trẻ xanh xao quần quật đi làm,
Tiền bạc đưa về cũng không đủ sống,
Cộng sản đem về đời sống lũ lam!
Thật ở quê mình quá nhiều chênh lệch,
Mảnh đất nào buồn như đất Việt-Nam ?
Kẻ sống dư thừa, trẻ thơ khóc đói,
Kẻ lắm bạc tiền, người sống khổ kham !
Có kẻ xin ăn, có người ăn cướp,
Giải phóng từ lâu nước chỉ thêm nghèọ
"Độc lập Tự do", lại còn "Đổi Mới",
Bán đất ngoại bang, mèo lại hoàn mèo !
Anh-Đô, Mã-Lai , Đài-Loan, Hương Cảng,
Từ các nơi ngoại quốc cứ tung tiền,
Đất bán đi, tiền này ai bỏ túi ?
Người dân nghèo nay thêm khổ triền miên!
Tiếc thay nước năm ngàn năm văn hiến
Gian khổ đấu tranh giành giữ chủ quyền
Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi..
Đau xót buồn thương ở dưới cửu tuyền !
Thà xưa kia chẳng hô hào đuổi Mỹ,
Chẳng chửi miền Nam bám gót ngoại bang,
Thì hôm nay cũng chút gì thông cảm.
Việt-Nam ơi, sao thân phận bẻ bàng ?
Bao nhiêu năm chưa một lần trở lại,
Quê cũ ngày xưa giờ đã sao rồi ?
Tin lượm lặt sao bằng nhìn tận mắt,
Mộng hồi hương đâu phải một mình tôi !
Thèm được ngắm những nữ sinh Đồng Khánh
Áo trắng dài xinh ngả nón Trường Tiền.
Thèm được bước đi những đường nho nhỏ
Nắng tỏa lối về trên điện Khâm Thiên.
Hàng me bên đường như thầm trò chuyện
Như lâu đài che chở những tình nhân.
Em gái Gia Long xưa còn đâu nữa,
Chỉ mong sao được thấy lại một lần !
Đọc những tin quê hương trên báo chí,
Nghe lời tường thuật của những người về
Lòng xót xa đau, đêm nằm mộng mị,
Tỉnh giấc giữa đêm, lòng thấy não nề !
Em ở nơi nào, Hồng Liên, Bạch Huệ ?
Đất Pleiku còn gọi mãi Kiều Oanh...
Chuyện tình buồn thông bên hồ Than Thở...
Những chuyến đi buồn như Tống Biệt Hành...
Xót hay thương những chuyến về tâm tưởng ?
Thực hay mơ, vi vút gió thùy dương ?
Mỗi đêm về là mỗi lần nhung nhớ,
Như ngày xưa hoa phượng đỏ sân trường.
Mẹ Việt-Nam mấy mươi năm chờ đợi
Những người con lưu lạc đất quê người
Những người con khổ đau trên quê Mẹ
Quyết một lòng đòi được trả quyền Người.
Này bạn hỡi, hãy vùng lên cách mạng
Kêu gọi nhân dân giành lấy chủ quyền.
Dẹp bỏ nhà tù cải thành trường học...
Lúa mọc đồng bằng, bắp mọc cao nguyên...
Hãy biến giấc mơ xanh thành hiện thực
Chuyến đi về của ngàn triệu Việt kiều
Và muôn nơi triệu cánh tay chào đón
Chuyến đi về của những đứa con yêu !
Bà mẹ quê rưng rưng tay mở rộng
Đón bầy con lưu lạc các nơi về.
Đầy dẫy cả những bẹ dừa, buồng chuối
Mở tiệc vui cho quên hết tái tê.
Hãy tin chắc ngày hội vui sẽ đến !
Những Vinh, Thành, Chi, Huệ sẽ đi về.
Đó đây sẽ dặt dìu xanh, hồng, trắng,
Tiếng cười vui chôn lấp hết não nề.
Từ Cà-Mau nối liền ra Móng Cái,
Từ cao nguyên về tận đến đồng bằng,
Người Thượng, người Kinh, vạn ngàn sắc tộc
Vui cùng nhau ngày hội của sao trăng !
Rồi đây đó anh em từ muôn nước,
Người góp công, người góp của dựng xây
Việt-Nam ta sẽ một ngày rạng rỡ,
Hòa bình ca vang vọng lúc trăng đầy!
Nguyên Đỗ
(1) Ý từ truyện The Thorn Birds của Colleen McCullough
(2) Hình như tựa đề một tác phẩm nào đó
Luân Tâm (1944 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22564
27/12/2014 14:11
Luân Tâm tên thật Phan Văn Tám, đôi khi ký Minh Tâm, Sinh năm 1944 tại Bến Tre, Học sinh trường Trung Học Công Lập Bến Tre, Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
Định cư tại Hoa Kỳ với vợ và 3 con từ cuối năm 1994.
Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 20902
27/12/2014 14:11
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.
Huyền Minh (1969 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22468
27/12/2014 14:09
Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang.
Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 34925
27/12/2014 14:08
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]
Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26734
27/12/2014 14:07
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.
Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21003
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.
Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18721
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.
Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21107
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37105
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18453
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Hiển thị 121 - 130 tin trong 2300 kết quả