Tôi không kể những chuyện tình đổ vỡ
Tình đầu đời khi gãy rất đau thương.
Trên cành gai tiếng chim ca thảnh thót,
Khúc hót đầu tiên đoạn cuối cuộc đời (1).
Tôi không kể "Những mảnh đời tỵ nạn" (2)
Kiếp nổi trôi dâu bể khắp phương trời
Đất Thái, Anh-đô, Mã-lai, Hương cảng...
Hàng rào kẽm gai xâu xé cuộc đời !
Tôi không kể những tâm tình chán ngán,
Đời sống tha hương cô độc kiếp người
Quần quật đua chen ngày đêm vội vã,
Một đôi khi còn quên cả tiếng cười !
Tôi xin kể với tấm lòng thành kính
Những chuyến đi về miền đất thân yêu
Như người ngoan đạo hành hương đất thánh
Biết nói làm sao, lòng chứa vạn điều !
Mắt rơm rớm khi chợt nghe thông báo
Chuyến bay đang đi sắp đến phi trường
Kỷ niệm kéo về cho lòng thổn thức
Mừng rỡ & Quặn lòng mỗi chuyến hồi hương!
Những nơi tôi đi: Sài-gòn, Hà-Nội,
Rạch-giá, Biên-Hòa, Đà-Nẵng, Nha-Trang,
Kontum, Pleiku, Huế, Ban-Mê-Thuột...
Một chút thân quen, ngàn nỗi ngỡ ngàng !
Những cô gái cười tươi chào đón khách,
Chưa biết yêu mà đã đục một đời !
Đêm từng đêm em gượng cười chua chát,
Xác thân em nuôi sống được một thời !
Những cây lúa thiếu phân màu vàng vọt
Như tương tư thương nhớ mất màu da
Tháng Hai hoa gạo đỏ tươi màu máu,
Đau lòng vì đâu, vì nước, vì nhà ?
Dọc ven đường nhà lại nhà san sát,
Thiếu mất màu xanh của lá của cây
Đau lòng khách hồn vẫn còn thương nước,
Đất Mẹ ngày Xuân sao bị cưỡng dầy
Có đất nước nào như nước Việt Nam ?
Già trẻ xanh xao quần quật đi làm,
Tiền bạc đưa về cũng không đủ sống,
Cộng sản đem về đời sống lũ lam!
Thật ở quê mình quá nhiều chênh lệch,
Mảnh đất nào buồn như đất Việt-Nam ?
Kẻ sống dư thừa, trẻ thơ khóc đói,
Kẻ lắm bạc tiền, người sống khổ kham !
Có kẻ xin ăn, có người ăn cướp,
Giải phóng từ lâu nước chỉ thêm nghèọ
"Độc lập Tự do", lại còn "Đổi Mới",
Bán đất ngoại bang, mèo lại hoàn mèo !
Anh-Đô, Mã-Lai , Đài-Loan, Hương Cảng,
Từ các nơi ngoại quốc cứ tung tiền,
Đất bán đi, tiền này ai bỏ túi ?
Người dân nghèo nay thêm khổ triền miên!
Tiếc thay nước năm ngàn năm văn hiến
Gian khổ đấu tranh giành giữ chủ quyền
Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi..
Đau xót buồn thương ở dưới cửu tuyền !
Thà xưa kia chẳng hô hào đuổi Mỹ,
Chẳng chửi miền Nam bám gót ngoại bang,
Thì hôm nay cũng chút gì thông cảm.
Việt-Nam ơi, sao thân phận bẻ bàng ?
Bao nhiêu năm chưa một lần trở lại,
Quê cũ ngày xưa giờ đã sao rồi ?
Tin lượm lặt sao bằng nhìn tận mắt,
Mộng hồi hương đâu phải một mình tôi !
Thèm được ngắm những nữ sinh Đồng Khánh
Áo trắng dài xinh ngả nón Trường Tiền.
Thèm được bước đi những đường nho nhỏ
Nắng tỏa lối về trên điện Khâm Thiên.
Hàng me bên đường như thầm trò chuyện
Như lâu đài che chở những tình nhân.
Em gái Gia Long xưa còn đâu nữa,
Chỉ mong sao được thấy lại một lần !
Đọc những tin quê hương trên báo chí,
Nghe lời tường thuật của những người về
Lòng xót xa đau, đêm nằm mộng mị,
Tỉnh giấc giữa đêm, lòng thấy não nề !
Em ở nơi nào, Hồng Liên, Bạch Huệ ?
Đất Pleiku còn gọi mãi Kiều Oanh...
Chuyện tình buồn thông bên hồ Than Thở...
Những chuyến đi buồn như Tống Biệt Hành...
Xót hay thương những chuyến về tâm tưởng ?
Thực hay mơ, vi vút gió thùy dương ?
Mỗi đêm về là mỗi lần nhung nhớ,
Như ngày xưa hoa phượng đỏ sân trường.
Mẹ Việt-Nam mấy mươi năm chờ đợi
Những người con lưu lạc đất quê người
Những người con khổ đau trên quê Mẹ
Quyết một lòng đòi được trả quyền Người.
Này bạn hỡi, hãy vùng lên cách mạng
Kêu gọi nhân dân giành lấy chủ quyền.
Dẹp bỏ nhà tù cải thành trường học...
Lúa mọc đồng bằng, bắp mọc cao nguyên...
Hãy biến giấc mơ xanh thành hiện thực
Chuyến đi về của ngàn triệu Việt kiều
Và muôn nơi triệu cánh tay chào đón
Chuyến đi về của những đứa con yêu !
Bà mẹ quê rưng rưng tay mở rộng
Đón bầy con lưu lạc các nơi về.
Đầy dẫy cả những bẹ dừa, buồng chuối
Mở tiệc vui cho quên hết tái tê.
Hãy tin chắc ngày hội vui sẽ đến !
Những Vinh, Thành, Chi, Huệ sẽ đi về.
Đó đây sẽ dặt dìu xanh, hồng, trắng,
Tiếng cười vui chôn lấp hết não nề.
Từ Cà-Mau nối liền ra Móng Cái,
Từ cao nguyên về tận đến đồng bằng,
Người Thượng, người Kinh, vạn ngàn sắc tộc
Vui cùng nhau ngày hội của sao trăng !
Rồi đây đó anh em từ muôn nước,
Người góp công, người góp của dựng xây
Việt-Nam ta sẽ một ngày rạng rỡ,
Hòa bình ca vang vọng lúc trăng đầy!
Nguyên Đỗ
(1) Ý từ truyện The Thorn Birds của Colleen McCullough
(2) Hình như tựa đề một tác phẩm nào đó
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31059
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3].
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46166
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23566
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26320
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23169
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31568
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22527
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27522
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19799
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22568
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Hiển thị 131 - 140 tin trong 2300 kết quả