Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
LỜI BÌNH: Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:
Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình thi vị. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn. Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...
Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình khá lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên! Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó "dưới" cả cái... của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương, cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen, là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!
Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa phản biện xã hội. Chính câu thơ kết như thế đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá cao lên trong hàng bậc của thi ca.
NGỌC BÍCH
Trích tập "Phê bình & tiểu luận thi ca Phạm Ngọc Thái" 2013.
Em đi
Lượt xem: 67532
09/01/2015 03:40
Tiền trình vạn lý lênh đênh
Một thân một thể một mình em đi
Anh ngồi bủn rủn tứ chi
Thiên thu muôn thuở thuộc tùy tang thương
Mai sau kể lại
Lượt xem: 24641
09/01/2015 03:38
Ngày nào gặp trở lại em
Một nơi nào đó bên kia mặt trời
Không còn mặc cảm lôi thôi
Hồn nhiên kể lại chuyện đời xưa xa
Tý út vui
Lượt xem: 47218
09/01/2015 03:36
Tý Út hôm nay có vẻ vui
Vì Út chợt thấy ông Bác cười
Hồn nhiên thoải mái ông cười thật
Không giống bao lần cười gượng vui
Lúc ngoảnh lại
Lượt xem: 45325
09/01/2015 03:34
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu rong chơi
Bao ngày nằm đất ngủ trời
Lúc đi ngắm gió lúc ngồi ngắm sương
Cái gì ẩn dưới
Lượt xem: 39788
09/01/2015 03:31
Em ôi ! ta hãy là đôi bé
Chạy nhảy tung tăng khắp núi rừng
Chạy dọc trường giang giòng sóng dậy
Xuôi về đại hải ngọn triều dâng
Vịnh ngày tái hợp
Lượt xem: 34556
09/01/2015 03:28
Uống xong chén cuối cùng này
Anh ngồi đốt thuốc thở dài thương em
Tình yêu đã mất êm đềm
"Ba mươi năm mới" còn thêm bây giờ
Tình yêu
Lượt xem: 28476
09/01/2015 03:25
Yêu nhau nhiều lúc mộng liều
Nhớ nhau quá độ nhớ nhiều như thương
Thương nhau quá độ bình thường
Trở thành quái gỡ mộng trường tịch liêu
Anh sực nhớ
Lượt xem: 27202
08/01/2015 21:18
Anh sực nhớ Sơn Chà Phường
Rạnh Anh sực nghe mưa tạnh gió chiều
Hoàng hôn trút mộng hoang liêu
Sông dài biển rộng ngọn triều đang dâng
Em đi em về
Lượt xem: 44994
08/01/2015 21:16
Em đi từ đỉnh mộng đầu
Một mình anh ở mang sầu trăm năm
Em từ vô tận xa xăm
Trùng lai chất vấn : từ trăm năm nào
Đi và về
Lượt xem: 45899
08/01/2015 21:13
Em đi từ tỉnh mộng đầu
Hết vui hết khổ hết sầu trăm năm
Cõi nào rất mực xa xăm
Máu tim băng giá bóng tăm mơ màng
Hiển thị 211 - 220 tin trong 2681 kết quả