xiv. Nhà Hậu Lê (Thời kỳ thống nhất: 1418 - 1526)
1. Lê Thái-Tổ phá giặc Minh
Mới hay cơ-tạo xoay vần,
Có khi bĩ-cực đến tuần thái-lai.
Thiếu chi hào-kiệt trong đời,
Non xanh nước bạc có người kinh-luân.
Lương-giang trời mở chân-nhân,
Vua Lê Thái-tổ ứng tuần mới ra.
Lam-sơn khởi-nghĩa từ nhà,
Phong-trần lắm lúc kể đà gian-nguy.
Lạc-xuyên đầu giết Mã-Kỳ,
Nghệ, Thanh một giải thu về bản-chương.
Chia quân kinh-lược mọi đường,
Hai kinh đã định, bốn phương cũng bình.
Vương-Thông bền giữ cô-thành.
Viện-binh hai đạo Bắc-đình tiếp sang.
Trời nam đã có chủ-trương,
Mà cơ chế-thắng miếu-đường cũng tinh.
Chi-lăng các đạo phục binh,
Liễu-Thăng, Mộc-Thạnh liều mình nẻo xa.
Vương-Thông thế túng cầu-hòa,
Quyền phong Trần-Cảo gọi là Quốc-vương.
Ngôi thiêng sao xứng tài thường.
Trần-Công trẫm-sát để nhường long-phi.
2. Nhà Lê kiến-quốc
Thuận-thiên niên-hiệu cải-đề,
Non sông mới thuộc về Lê từ rầy,
Quan-danh, quân-hiệu mới thay,
Bản-đồ đổi lại huyện này, phủ kia.
Dựng nhà học, mở khoa thi,
Triều-nghi, quốc-luật một kỳ giảng-tu
Mười năm khai-sáng cơ-đồ,
Sáu năm bình-trị qui mô cũng tường.
Thái-tông rộng mở khoa-trường,
Lập bia tiến-sĩ trọng đường tư-văn.
Chín năm noi nghiệp cơ-cần,
Viễn-di mến đức, cường-thần sợ uy.
Tuổi xanh hoang-túng nhiều bề,
Vườn xuân lắm lúc say-mê vì tình.
Đông-tuần về đến Bắc-ninh,
Riêng cùng Thị-Lộ quên mình bởi ai?
Nhân-tông tuổi mới lên hai,
Quyền trong mẫu-hậu, chính ngoài thần-công.
Mười năm một hội đại-đồng,
Văn-mô rạng trước, vũ-công phục ngoài.
Đánh Chiêm-thành, cằt Bí-cai,
Đổ-bàn, Cổ-lũy các nơi hướng tiền.
3. Lê-Nghi-Dân cướp ngôi
Diên-ninh vừa độ trung-niên,
Nhân-tông tuổi cả mới lên ngự trào.
Nghi-Dân cốt nhục nỡ nào,
Tiềm-mưu đêm bắc thang vào nội-cung
Mẹ con đương thủa giấc nồng,
Hồn tiên liều với gian-hùng một tay.
Nghi-Dân chuyên tiếm từ đây,
Lương-tâm đã dứt, ác-cai lại nồng.
Đình-thần nghị tội truất-phong,
Rước Gia-vương, ngự đền rồng cải-nguyên.
4. Thời-kỳ toàn-thịnh: Lê Thánh-Tông
Thánh-tông cốt-cách thần-tiên,
Lại thêm kinh thánh truyện hiền gia-công,
Quốc-âm, Đường-luật tinh-thông,
Thiên-văn, toán-pháp, binh-nhung cũng tường.
Tài cao-mại, đức thù-thường.
Kiến-văn đã rộng, thi-trương cũng già,
Ba năm lại mở một khoa,
Tân-hưng, đại-tị theo nhà Thành-Châu,
Nhạc-âm, lễ-chế giảng cầu,
Quan-danh, phục-sắc theo trào (triều) Đại-Minh.
Mở Quảng-nam, đặt Trấn-ninh
Đề-phong muôn dặm uy-linh ai bì.
Kỷ công núi có Đá-bia,
Thi-văn các tập ' Thần-khuê còn truyền.
Thừa-diêu lại có con hiền,
Hiến-tông nhân-thứ rạng nền tiền-huy.
5. Nhà Lê bắt đầu suy
Túc-tông số lẻ vận suy,
Để cho Uy-Mục thứ chi nối đời.
Đêm ngày tửu-sắc vui chơi,
Tin bè ngoại thích hại người từ-thân.
Văn-Lang xướng suất phủ-quân.
Thần-phù nối áng phong-trần một phương.
Giản-Tu cùng phái ngân-hoàng,
Vào Thanh hợp với Văn-Lang kết thề.
Đem binh vây bức đô-kỳ,
Quỷ-vương khuất mặt, quyền về Trư-vương.
Lại càng dâm-ngược kiêu-hoang.
Trăm gian, nghìn-nóc, cung-tường xa-hoa.
Lại càng bác-tước họ nhà.
Cành vàng lá-ngọc đều là điêu-linh.
6. Loạn Trần-Cảo và Trịnh Duy-Sản
Phương ngoài Trần-Cảo lộng-binh,
Mà trong Duy-Sản mống tình bạn-quân.
Đem binh vào cửa Bắc-thần,
Bích-câu một phút mông trần bởi ai.
Giềng Lê khi đã đổi dời,
Mặc tay Duy-Sản đặt người chủ-trương
Đã tôn con Mục-ý-vương,
Lại mưu phù-lập Chiêu-hoàng cớ sao?
Thị thành vừa lúc xôn-xao,
Lại đưa xa giá ruổi vào cõi Tây,
Lòng trời khử-tật mới haý,
Giết Duy-Sản lại mượn tay giặc Trần.
Tướng tài còn có Trần-Chân,
Nguyệt-giang chống với giặc Trần mấy phen
Ngụy Trần vào cứ Đồng-Nguyên,
Truyền ngôi con cả, cải nguyên Tuyên-hòa,
Cạo đầu vào cửa Thích-già,
Y-qui nương bóng Di-đà độ-thân.
7. Chính-quyền tan-rã
Trời sinh ra hội phong-trần,
Mạc Đăng-Dung lại cường-thần nổi lên.
Trần-Chân tay giữ binh-quyền,
Trên ngờ thế cả, dưới ghen tài lành
Tiếc thay có tướng can-thành,
Tin sàm mà nỡ dứt tình chẳng tha.
Vì ai gây gỗi oan-gia,
Để cho Nguyễn-Kính lại ra báo thù.
Kinh-sư khói lửa mịt-mù.
Xe loan ra cõi Bảo-châu tỵ-trần.
Nguyễn-Sư cũng đảng nghịch-thần,
Nửa năm phù-lập hai lần quốc-vương.
Ngàn Tây một cõi chiến-trường,
Phó cho Mạc-súy sửa-sang một mình.
8. Mạc-Đăng-Dung chuyên-quyền
Đăng-Dung cậy có công-danh,
Thuyền rồng, tán phượng lộng hành sợ chi.
Chiêu-Tông gặp lúc hiềm-nghi,
Nửa đêm lén bước chạy về Tây-phương.
Đăng-Dung lập lại Cung-hoàng,
Hành-cung tạm trú Hải-dương cõi ngoài.
Xe loan về đến kinh-đài,
Sẵn-sàng thiền-chiếu ép bài sách-phong.
Họa-tâm từ ấy càng nồng
Lương-châu Tây-nội cam lòng cho đang.
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21350
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.
Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26147
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19377
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21635
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19915
22/12/2014 10:41
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.
Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30936
22/12/2014 10:40
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.
Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28708
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]
Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23191
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.
Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21908
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24353
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Hiển thị 141 - 150 tin trong 2287 kết quả