xiv. Nhà Hậu Lê (Thời kỳ thống nhất: 1418 - 1526)
1. Lê Thái-Tổ phá giặc Minh
Mới hay cơ-tạo xoay vần,
Có khi bĩ-cực đến tuần thái-lai.
Thiếu chi hào-kiệt trong đời,
Non xanh nước bạc có người kinh-luân.
Lương-giang trời mở chân-nhân,
Vua Lê Thái-tổ ứng tuần mới ra.
Lam-sơn khởi-nghĩa từ nhà,
Phong-trần lắm lúc kể đà gian-nguy.
Lạc-xuyên đầu giết Mã-Kỳ,
Nghệ, Thanh một giải thu về bản-chương.
Chia quân kinh-lược mọi đường,
Hai kinh đã định, bốn phương cũng bình.
Vương-Thông bền giữ cô-thành.
Viện-binh hai đạo Bắc-đình tiếp sang.
Trời nam đã có chủ-trương,
Mà cơ chế-thắng miếu-đường cũng tinh.
Chi-lăng các đạo phục binh,
Liễu-Thăng, Mộc-Thạnh liều mình nẻo xa.
Vương-Thông thế túng cầu-hòa,
Quyền phong Trần-Cảo gọi là Quốc-vương.
Ngôi thiêng sao xứng tài thường.
Trần-Công trẫm-sát để nhường long-phi.
2. Nhà Lê kiến-quốc
Thuận-thiên niên-hiệu cải-đề,
Non sông mới thuộc về Lê từ rầy,
Quan-danh, quân-hiệu mới thay,
Bản-đồ đổi lại huyện này, phủ kia.
Dựng nhà học, mở khoa thi,
Triều-nghi, quốc-luật một kỳ giảng-tu
Mười năm khai-sáng cơ-đồ,
Sáu năm bình-trị qui mô cũng tường.
Thái-tông rộng mở khoa-trường,
Lập bia tiến-sĩ trọng đường tư-văn.
Chín năm noi nghiệp cơ-cần,
Viễn-di mến đức, cường-thần sợ uy.
Tuổi xanh hoang-túng nhiều bề,
Vườn xuân lắm lúc say-mê vì tình.
Đông-tuần về đến Bắc-ninh,
Riêng cùng Thị-Lộ quên mình bởi ai?
Nhân-tông tuổi mới lên hai,
Quyền trong mẫu-hậu, chính ngoài thần-công.
Mười năm một hội đại-đồng,
Văn-mô rạng trước, vũ-công phục ngoài.
Đánh Chiêm-thành, cằt Bí-cai,
Đổ-bàn, Cổ-lũy các nơi hướng tiền.
3. Lê-Nghi-Dân cướp ngôi
Diên-ninh vừa độ trung-niên,
Nhân-tông tuổi cả mới lên ngự trào.
Nghi-Dân cốt nhục nỡ nào,
Tiềm-mưu đêm bắc thang vào nội-cung
Mẹ con đương thủa giấc nồng,
Hồn tiên liều với gian-hùng một tay.
Nghi-Dân chuyên tiếm từ đây,
Lương-tâm đã dứt, ác-cai lại nồng.
Đình-thần nghị tội truất-phong,
Rước Gia-vương, ngự đền rồng cải-nguyên.
4. Thời-kỳ toàn-thịnh: Lê Thánh-Tông
Thánh-tông cốt-cách thần-tiên,
Lại thêm kinh thánh truyện hiền gia-công,
Quốc-âm, Đường-luật tinh-thông,
Thiên-văn, toán-pháp, binh-nhung cũng tường.
Tài cao-mại, đức thù-thường.
Kiến-văn đã rộng, thi-trương cũng già,
Ba năm lại mở một khoa,
Tân-hưng, đại-tị theo nhà Thành-Châu,
Nhạc-âm, lễ-chế giảng cầu,
Quan-danh, phục-sắc theo trào (triều) Đại-Minh.
Mở Quảng-nam, đặt Trấn-ninh
Đề-phong muôn dặm uy-linh ai bì.
Kỷ công núi có Đá-bia,
Thi-văn các tập ' Thần-khuê còn truyền.
Thừa-diêu lại có con hiền,
Hiến-tông nhân-thứ rạng nền tiền-huy.
5. Nhà Lê bắt đầu suy
Túc-tông số lẻ vận suy,
Để cho Uy-Mục thứ chi nối đời.
Đêm ngày tửu-sắc vui chơi,
Tin bè ngoại thích hại người từ-thân.
Văn-Lang xướng suất phủ-quân.
Thần-phù nối áng phong-trần một phương.
Giản-Tu cùng phái ngân-hoàng,
Vào Thanh hợp với Văn-Lang kết thề.
Đem binh vây bức đô-kỳ,
Quỷ-vương khuất mặt, quyền về Trư-vương.
Lại càng dâm-ngược kiêu-hoang.
Trăm gian, nghìn-nóc, cung-tường xa-hoa.
Lại càng bác-tước họ nhà.
Cành vàng lá-ngọc đều là điêu-linh.
6. Loạn Trần-Cảo và Trịnh Duy-Sản
Phương ngoài Trần-Cảo lộng-binh,
Mà trong Duy-Sản mống tình bạn-quân.
Đem binh vào cửa Bắc-thần,
Bích-câu một phút mông trần bởi ai.
Giềng Lê khi đã đổi dời,
Mặc tay Duy-Sản đặt người chủ-trương
Đã tôn con Mục-ý-vương,
Lại mưu phù-lập Chiêu-hoàng cớ sao?
Thị thành vừa lúc xôn-xao,
Lại đưa xa giá ruổi vào cõi Tây,
Lòng trời khử-tật mới haý,
Giết Duy-Sản lại mượn tay giặc Trần.
Tướng tài còn có Trần-Chân,
Nguyệt-giang chống với giặc Trần mấy phen
Ngụy Trần vào cứ Đồng-Nguyên,
Truyền ngôi con cả, cải nguyên Tuyên-hòa,
Cạo đầu vào cửa Thích-già,
Y-qui nương bóng Di-đà độ-thân.
7. Chính-quyền tan-rã
Trời sinh ra hội phong-trần,
Mạc Đăng-Dung lại cường-thần nổi lên.
Trần-Chân tay giữ binh-quyền,
Trên ngờ thế cả, dưới ghen tài lành
Tiếc thay có tướng can-thành,
Tin sàm mà nỡ dứt tình chẳng tha.
Vì ai gây gỗi oan-gia,
Để cho Nguyễn-Kính lại ra báo thù.
Kinh-sư khói lửa mịt-mù.
Xe loan ra cõi Bảo-châu tỵ-trần.
Nguyễn-Sư cũng đảng nghịch-thần,
Nửa năm phù-lập hai lần quốc-vương.
Ngàn Tây một cõi chiến-trường,
Phó cho Mạc-súy sửa-sang một mình.
8. Mạc-Đăng-Dung chuyên-quyền
Đăng-Dung cậy có công-danh,
Thuyền rồng, tán phượng lộng hành sợ chi.
Chiêu-Tông gặp lúc hiềm-nghi,
Nửa đêm lén bước chạy về Tây-phương.
Đăng-Dung lập lại Cung-hoàng,
Hành-cung tạm trú Hải-dương cõi ngoài.
Xe loan về đến kinh-đài,
Sẵn-sàng thiền-chiếu ép bài sách-phong.
Họa-tâm từ ấy càng nồng
Lương-châu Tây-nội cam lòng cho đang.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26293
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23130
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31523
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22493
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27494
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19768
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22527
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27696
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28250
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30119
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Hiển thị 121 - 130 tin trong 2287 kết quả