Thơ

xiv. Nhà Hậu Lê (Thời kỳ thống nhất: 1418 - 1526)

1. Lê Thái-Tổ phá giặc Minh

Mới hay cơ-tạo xoay vần,
Có khi bĩ-cực đến tuần thái-lai.
Thiếu chi hào-kiệt trong đời,
Non xanh nước bạc có người kinh-luân.
Lương-giang trời mở chân-nhân,
Vua Lê Thái-tổ ứng tuần mới ra.
Lam-sơn khởi-nghĩa từ nhà,
Phong-trần lắm lúc kể đà gian-nguy.
Lạc-xuyên đầu giết Mã-Kỳ,
Nghệ, Thanh một giải thu về bản-chương.
Chia quân kinh-lược mọi đường,
Hai kinh đã định, bốn phương cũng bình.
Vương-Thông bền giữ cô-thành.
Viện-binh hai đạo Bắc-đình tiếp sang.
Trời nam đã có chủ-trương,
Mà cơ chế-thắng miếu-đường cũng tinh.
Chi-lăng các đạo phục binh,
Liễu-Thăng, Mộc-Thạnh liều mình nẻo xa.
Vương-Thông thế túng cầu-hòa,
Quyền phong Trần-Cảo gọi là Quốc-vương.
Ngôi thiêng sao xứng tài thường.
Trần-Công trẫm-sát để nhường long-phi.

2. Nhà Lê kiến-quốc

Thuận-thiên niên-hiệu cải-đề,
Non sông mới thuộc về Lê từ rầy,
Quan-danh, quân-hiệu mới thay,
Bản-đồ đổi lại huyện này, phủ kia.
Dựng nhà học, mở khoa thi,
Triều-nghi, quốc-luật một kỳ giảng-tu
Mười năm khai-sáng cơ-đồ,
Sáu năm bình-trị qui mô cũng tường.
Thái-tông rộng mở khoa-trường,
Lập bia tiến-sĩ trọng đường tư-văn.
Chín năm noi nghiệp cơ-cần,
Viễn-di mến đức, cường-thần sợ uy.
Tuổi xanh hoang-túng nhiều bề,
Vườn xuân lắm lúc say-mê vì tình.
Đông-tuần về đến Bắc-ninh,
Riêng cùng Thị-Lộ quên mình bởi ai?
Nhân-tông tuổi mới lên hai,
Quyền trong mẫu-hậu, chính ngoài thần-công.
Mười năm một hội đại-đồng,
Văn-mô rạng trước, vũ-công phục ngoài.
Đánh Chiêm-thành, cằt Bí-cai,
Đổ-bàn, Cổ-lũy các nơi hướng tiền.

3. Lê-Nghi-Dân cướp ngôi

Diên-ninh vừa độ trung-niên,
Nhân-tông tuổi cả mới lên ngự trào.
Nghi-Dân cốt nhục nỡ nào,
Tiềm-mưu đêm bắc thang vào nội-cung
Mẹ con đương thủa giấc nồng,
Hồn tiên liều với gian-hùng một tay.
Nghi-Dân chuyên tiếm từ đây,
Lương-tâm đã dứt, ác-cai lại nồng.
Đình-thần nghị tội truất-phong,
Rước Gia-vương, ngự đền rồng cải-nguyên.

4. Thời-kỳ toàn-thịnh: Lê Thánh-Tông

Thánh-tông cốt-cách thần-tiên,
Lại thêm kinh thánh truyện hiền gia-công,
Quốc-âm, Đường-luật tinh-thông,
Thiên-văn, toán-pháp, binh-nhung cũng tường.
Tài cao-mại, đức thù-thường.
Kiến-văn đã rộng, thi-trương cũng già,
Ba năm lại mở một khoa,
Tân-hưng, đại-tị theo nhà Thành-Châu,
Nhạc-âm, lễ-chế giảng cầu,
Quan-danh, phục-sắc theo trào (triều) Đại-Minh.
Mở Quảng-nam, đặt Trấn-ninh
Đề-phong muôn dặm uy-linh ai bì.
Kỷ công núi có Đá-bia,
Thi-văn các tập ' Thần-khuê còn truyền.
Thừa-diêu lại có con hiền,
Hiến-tông nhân-thứ rạng nền tiền-huy.

5. Nhà Lê bắt đầu suy

Túc-tông số lẻ vận suy,
Để cho Uy-Mục thứ chi nối đời.
Đêm ngày tửu-sắc vui chơi,
Tin bè ngoại thích hại người từ-thân.
Văn-Lang xướng suất phủ-quân.
Thần-phù nối áng phong-trần một phương.
Giản-Tu cùng phái ngân-hoàng,
Vào Thanh hợp với Văn-Lang kết thề.
Đem binh vây bức đô-kỳ,
Quỷ-vương khuất mặt, quyền về Trư-vương.
Lại càng dâm-ngược kiêu-hoang.
Trăm gian, nghìn-nóc, cung-tường xa-hoa.
Lại càng bác-tước họ nhà.
Cành vàng lá-ngọc đều là điêu-linh.

6. Loạn Trần-Cảo và Trịnh Duy-Sản

Phương ngoài Trần-Cảo lộng-binh,
Mà trong Duy-Sản mống tình bạn-quân.
Đem binh vào cửa Bắc-thần,
Bích-câu một phút mông trần bởi ai.
Giềng Lê khi đã đổi dời,
Mặc tay Duy-Sản đặt người chủ-trương
Đã tôn con Mục-ý-vương,
Lại mưu phù-lập Chiêu-hoàng cớ sao?
Thị thành vừa lúc xôn-xao,
Lại đưa xa giá ruổi vào cõi Tây,
Lòng trời khử-tật mới haý,
Giết Duy-Sản lại mượn tay giặc Trần.
Tướng tài còn có Trần-Chân,
Nguyệt-giang chống với giặc Trần mấy phen
Ngụy Trần vào cứ Đồng-Nguyên,
Truyền ngôi con cả, cải nguyên Tuyên-hòa,
Cạo đầu vào cửa Thích-già,
Y-qui nương bóng Di-đà độ-thân.

7. Chính-quyền tan-rã

Trời sinh ra hội phong-trần,
Mạc Đăng-Dung lại cường-thần nổi lên.
Trần-Chân tay giữ binh-quyền,
Trên ngờ thế cả, dưới ghen tài lành
Tiếc thay có tướng can-thành,
Tin sàm mà nỡ dứt tình chẳng tha.
Vì ai gây gỗi oan-gia,
Để cho Nguyễn-Kính lại ra báo thù.
Kinh-sư khói lửa mịt-mù.
Xe loan ra cõi Bảo-châu tỵ-trần.
Nguyễn-Sư cũng đảng nghịch-thần,
Nửa năm phù-lập hai lần quốc-vương.
Ngàn Tây một cõi chiến-trường,
Phó cho Mạc-súy sửa-sang một mình.

8. Mạc-Đăng-Dung chuyên-quyền

Đăng-Dung cậy có công-danh,
Thuyền rồng, tán phượng lộng hành sợ chi.
Chiêu-Tông gặp lúc hiềm-nghi,
Nửa đêm lén bước chạy về Tây-phương.
Đăng-Dung lập lại Cung-hoàng,
Hành-cung tạm trú Hải-dương cõi ngoài.
Xe loan về đến kinh-đài,
Sẵn-sàng thiền-chiếu ép bài sách-phong.
Họa-tâm từ ấy càng nồng
Lương-châu Tây-nội cam lòng cho đang.

Các tác phẩm khác

Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24578
27/12/2014 14:18
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20154
27/12/2014 14:17
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.

Nguyễn Vũ Tiềm (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19274
27/12/2014 14:17
Nguyễn Vũ Tiềm, sinh năm: 1940, nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội
Bút danh: Hướng Thiện
Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trung Kiên (1973 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22058
27/12/2014 14:16
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.

Nguyễn Khoa Điềm (1943 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 29788
27/12/2014 14:15
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31084
27/12/2014 14:15
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Mai Đình (1917- 1999) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20799
27/12/2014 14:13
Nữ sĩ Mai Đình (1917-1999), tên thật là Lê Thị Mai, nguyên quán Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. Mai Đình sinh trưởng trong một gia đình khá giả, phụ thân là một tuỳ viên làm việc ở Toà sứ Phan Thiết. Là một cô gái có học, biết tiếng Pháp, làm thơ (có một số bài đã đăng báo).
Ngày 16/10/1999 nữ sĩ Mai Đình từ giã cõi đời nhẹ nhàng như một bài thơ, hưởng thọ 83 tuổi, tại nhà riêng số 225/14, đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, TP Hồ Chí Minh. Nhắc đến Mai Đình người ta liên tưởng đến nhà thơ Hàn Mạc Tử, người mà nữ sĩ vẫn luôn yêu thương bằng trái tim chân thành và nóng bỏng.

Luân Tâm (1944 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22499
27/12/2014 14:11
Luân Tâm tên thật Phan Văn Tám, đôi khi ký Minh Tâm, Sinh năm 1944 tại Bến Tre, Học sinh trường Trung Học Công Lập Bến Tre, Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
Định cư tại Hoa Kỳ với vợ và 3 con từ cuối năm 1994.

Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20832
27/12/2014 14:11
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.

Huyền Minh (1969 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22412
27/12/2014 14:09
Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang.

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2287 kết quả