nguồn : http://vi.wikipedia.org
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.
Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.
Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.
Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp
Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]
Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.
Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.
Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.
Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân.
Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].
Thơ:
Tấm lịch đời
Lượt xem: 30531
19/12/2014 06:50
Tôi muốn đem ngày tôi
In thành một bản lịch,
Để tôi gỡ tờ đời
Tùy theo hồi sở thích.
Ngụy biện
Lượt xem: 26832
19/12/2014 06:49
Em bảo anh: "em không yêu anh nữa!"
Em đành lòng, anh biết nói làm sao?
Nhưng em ơi, em nên suy nghĩ lại:
Không có anh, em sẽ mất dường nào.
Có những con đường
Lượt xem: 19512
19/12/2014 06:48
Có những con đường ta đã đi
Thẩn thơ qua lại rất nhiều khi
Nhà người yêu mến ngang qua đấy,
Vắng mặt nên lòng thấy biệt ly.
Tặng hoa
Lượt xem: 19027
19/12/2014 06:47
Anh nghĩ đến em đầy tin cẩn
Ra vườn kết một bó hoa xuân.
Nhưng em không đến, lòng đau cắt
Anh ngó hoa phai cánh rã dần.
Đắng cay
Lượt xem: 22484
19/12/2014 06:46
Vui không dám vui nhiều,
Miệng cười như thể mếu!
Lo lắng nỗi đìu hiu
Vấn vương người yểu điệu.
Thắc mắc
Lượt xem: 20018
19/12/2014 06:45
Tặng Lưu Quang Thuận
Hỏi mượn nhiều khi chẳng để dùng
Đến hồi giao trả mắt rưng rưng;
Lòng riêng lủi thủi xin từng tý
Lo sợ người ta quá lạnh lùng.
Viết tên trên cát
Lượt xem: 21204
19/12/2014 06:44
Tặng Phan Ngô
Ngồi viết tên yêu trên bãi cát,
Kỹ càng, chậm rãi, rõ như kêu
Ngón tay ấn mạnh từng đường kẻ
Cho thấm mong chờ, sâu mến yêu.
Chiêm bao
Lượt xem: 19038
19/12/2014 06:43
Tỉnh mộng rồi sao? Có lẽ nào
Ân tình ngắn ngủi thế chiêm bao?
Tay không trơ trọi tìm tay ngọc
Môi lạnh mân mê vị má đào.
Mong manh
Lượt xem: 15294
19/12/2014 06:43
Trong chậu, một đóa hoa vừa nở,
Một đóa hoa tươi buổi sớm đầu.
Vì biết đời hoa mau héo rũ
Nên tôi mong mỏi giữ cho lâu.
Kể lể
Lượt xem: 29553
19/12/2014 06:41
Em bỏ anh là phải lắm rồi!
Mến yêu chi kẻ chỉ buồn thôi,
Mến yêu chi kẻ bao giờ cũng
Ngơ ngác in như lạc giữa đời.
Hiển thị 761 - 770 tin trong 2136 kết quả