nguồn : http://vi.wikipedia.org
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.
Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.
Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.
Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp
Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]
Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.
Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.
Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.
Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân.
Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].
Thơ:
Sống vội
Lượt xem: 22970
19/12/2014 06:57
Trong tôi văng vẳng dư vang
Điệu buồn của lá phai vàng rơi thưa
Chứa chất
Lượt xem: 26767
19/12/2014 06:56
Mùa thu đã đến... cả người tôi
Hoảng hốt như thu đã hết rồi;
Lo lắng giờ thay cho ngóng đợi:
Thu làm tôi cực quá đi thôi!
Tình tự
Lượt xem: 22285
19/12/2014 06:56
Chiều hôm nay đất trời ngơ ngẩn cả:
Sương xuống đầy mờ tỏa bóng lung linh
Như mời ta kể lể chuyện ân tình,
Anh chờ đợi: em đâu em chẳng đến?
Trao đổi
Lượt xem: 23347
19/12/2014 06:55
Tôi dư một ít lời thơ,
Tôi dư thương sớm, sẵn ngơ ngẩn chiều;
Chất chen xa lạ vô liêu,
Trán đầy trăng gió, rất nhiều mùa thu...
Độc ác
Lượt xem: 30714
19/12/2014 06:54
Còn gì sướng cho bằng trông cặp mắt
Êm như nhung, sưng tím, lệ tràn trề;
Ngắm bộ ngực tròn xinh đau quằn quại
Nặng nề buông trong hơi thở đê mê!
Chủ nhật
Lượt xem: 21658
19/12/2014 06:54
Buồn làm sao cho ngày chủ nhật
Của người học trò vơ vẩn hay yêu!
Quê bạn
Lượt xem: 24030
19/12/2014 06:53
Nghe em kể lể nỗi niềm
Bấy lâu cách trở nhớ niềm cố hương.
Yêu em ta những vấn vương;
Nghĩ quê quán bạn dạ thường ngẩn ngơ.
Những đêm tối
Lượt xem: 24291
19/12/2014 06:52
Những đêm tối là giờ lo tĩnh tọa,
Những chiều im là buổi ráng cầu kinh,
Ta đắm say, mê tín đạo Ân Tình.
Đọc câu kệ "Yêu em... anh nhớ quá!"
Sầu tên
Lượt xem: 29287
19/12/2014 06:52
Không lắng đợi, cũng không cần rõ rệt,
Chỉ thoáng nghe nhè nhẹ, thoáng nghe thôi
Tôi đã không giữ được tự nhiên rồi;
Lòng cảm động nao nao đầy ứ nghẹn,
Ngại ngùng
Lượt xem: 20204
19/12/2014 06:50
Thơ anh lên, lòng anh mong nói lắm!
Vần theo nhau, điệu nhịp gọi nhau vang;
Anh tưởng chừng viết được biết bao hàng
Cầm đến bút, lòng không như giấy trắng!
Bởi vì em, bởi vì em quá lặng.
Hiển thị 751 - 760 tin trong 2136 kết quả