Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Phạm Huy Thông (19161988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.

Nguồn gốc

Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Tiểu sử

Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Học tập tại Pháp

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Hoạt động tại miền Bắc

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài ThanhHoài Chân.

Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].

Tác phẩm

Thơ:

  • Tiếng địch sông Ô (1936)
  • Con voi già
  • Anh-Nga (1936)
  • Tiếng sóng (1934)
  • Yêu-đương (1934)

chú thích

Các tác phẩm khác

Duyên nợ Lượt xem: 22630
18/12/2014 21:46
Cái duyên hay cái nợ nần,
Khi xa xa lắc, khi gần gần ghê.
Dấu hồng còn gửi tuyết nê,
Khi bay nào biết đông tê bóng hồng (1)

Lên lão Lượt xem: 24465
18/12/2014 21:45
Ông chẳng hay ông tuổi đã già,
Năm lăm ông cũng lão đây mà.
Anh em làng xóm xin mời cả,
Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là.

Ông phỗng đá Lượt xem: 27071
18/12/2014 21:44
Ông đứng làm chi đó hỡi ông ?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
Non nước đầy vơi có biết không ?

Hỏi phỗng đá Lượt xem: 28966
18/12/2014 21:44
Người đâu tên họ là chi ?
Hỏi ra trích trích tri tri (1) nực cười.
Vắt tay ngoảnh mặt trông đời,
Cũng toan lo tính sự đời chi đây ?

Giả cách điếc Lượt xem: 24324
18/12/2014 21:42
Trong thiên hạ có người giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây,
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày, (1)
Rở lối điếc, để sau này em út học.

Mẹ Mốc Lượt xem: 25773
18/12/2014 21:39
So danh gía ai bằng Mẹ Mốc,
Ngoài hình hài, gấm vóc cũng thêm ra,
Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,
Làm thế để cho qua mắt tục.

Khóc bạn Lượt xem: 23582
18/12/2014 21:37
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Đêm mùa Hạ Lượt xem: 23136
18/12/2014 21:35
Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thật oi ả.
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.

Hội tây Lượt xem: 22416
18/12/2014 21:34
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo !
Bà quan tênh hếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom ghé hát chèo.

Vịnh Kiều Lượt xem: 21149
18/12/2014 21:32
Kiều nhi giấc mộng, bặt như cười
Tỉnh dậy: xuân sanh quá nửa rồi !
Số kiếp bởi đâu mà lận đận ?
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi.

Hiển thị 801 - 810 tin trong 2136 kết quả