Thơ

nguồn : http://tonvinhvanhoadoc.vn

Nhắc đến Hà Giang là người ta nghĩ ngay đến cổng trời. Trong tập thơ "Viết trên cổng trời" của nhà thơ Huyền Minh có những câu viết rất đúng tâm tư của người miền núi: “Ta là con của núi/ Mơ ước được đi xa/ Ta sinh ra từ đá/ Nên khát mảnh nương bằng...”.

Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang. Nói đến Hà Giang là nói đến cổng trời và nói đến đá. Đá chất chồng lớp lớp, đá nhiều hơn đất đai, cây cỏ. Với tâm hồn của người làm thơ, Huyền Minh nhìn thấy đá luôn luôn sống động: “Giống như cây/ Đá cũng có rễ/ Miên man rừng/ Làm nên cao nguyên...” (Rễ đá). Chị yêu đá thật đấy nhưng có lúc chị đã nói với đá rằng: “Thì cứ chung tình/ Xin đừng hóa kiếp”. Đó là khi chị viết trong bài “Nói cùng Tô Thị” khi lên Lạng Sơn nhìn thấy nàng Tô Thị đứng hoá đá chờ chồng. Từ nhỏ chơi với đá, lớn lên biết làm thơ chị lại gửi hồn mình vào đá nên đi đến đâu đá cũng làm cho chị dễ dàng rung động.

Thơ Huyền Minh có những bài viết về tình cảm rất chân thành và sâu sắc. Những câu thơ này khi đọc lên người nghe cũng cảm thấy bồn chồn như đang đứng cùng tác giả chờ đợi bạn tình ngày xưa trong chợ tình Khau Vai huyện Mèo Vạc, chợ tình này mỗi năm chỉ có một phiên. “Phiên chợ tình tháng ba/ Buồn bã lời hát ống/ Con dốc mỏi mòn trông/ Dạ em bồn chồn ngóng”. (Xin Giàng một điều ước). Hoặc là bài “Màu nhớ”, một linh cảm tự nhiên mà chỉ người phụ nữ mới có được khi miêu tả về nỗi nhớ mong “như đứng đống lửa như ngồi đống than”. Huyền Minh viết rất dung dị mà ý tứ bền sâu: “Bây giờ nắng hè đổ lửa/ Em về mang áo ra phơi/ Biết đâu cuối bể chân trời/ Lòng anh cũng như đổ lửa”. (Màu nhớ). Sự liên tưởng bắc cầu ba chiều: lửa lòng nhung nhớ của người đi xa - chiếc áo hong khô - lửa của nắng trời đã làm cho nỗi nhớ như được khắc sâu thêm, tăng lên theo cấp số nhân.

Những bài thơ viết về cha mẹ, anh chị em trong gia đình và bạn bè bao giờ Huyền Minh cũng dành cho những tình cảm đặc biệt. Khi viết về mẹ với một cuộc đời biết bao vất vả: “Đôi vai gầy tất bật/ Mặc sương giá lưng trời/ Ngô đầy bồ đầy bếp/ Rét vẫn mồ hôi mướt/ Chân bấm đá vẹt mòn” (Mẹ). Huyền Minh luôn dành sự thương cảm nhiều nhất cho mẹ.

Sống trên cao nguyên Hà Giang cuộc sống muôn vàn khó khăn, không phải cuộc sống của tác giả lúc nào cũngbình lặng. Đôi lúc Huyền Minh cũng tự dằn vặt với chính bản thân mình bởi những nỗi niềm riêng tư. Bài thơ “Ngắm trăng mùa đông” là một trong những bài nói về điều đó:

“Em ngước nhìn mảnh trăng mùa đông
Trăng giống em cô đơn ăm ắp
Gió lạnh lẽo tràn vào trang viết
Một mùa đông vĩnh viễn trong lòng”.

Đọc tập thơ này của Huyền Minh người đọc sẽ hiểu hơn về tác giả và những con người đang sống trên mảnh đất địa đầu còn nhiều gian khó. Tập thơ đã đánh dấu thêm bước trưởng thành của tác giả.

Nhà thơ Dương Thuấn

Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.

Các giải thưởng:

- Giải nhì Thơ viết cho trẻ em Hà Giang.

- Giải nhì Truyện ngắn Hà Giang (Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

- Giải A Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2005 - 2010.

Đã xuất bản hai tập thơ: Ta về và Điều giản dị (NXB Văn hoá Dân tộc)

 

 

Các tác phẩm khác

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21445
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19345
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26488
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24157
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22604
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30624
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 32050
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21388
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23872
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.

Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29861
22/12/2014 10:36
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.

Hiển thị 41 - 50 tin trong 2177 kết quả