Thơ

nguồn : http://tonvinhvanhoadoc.vn

Nhắc đến Hà Giang là người ta nghĩ ngay đến cổng trời. Trong tập thơ "Viết trên cổng trời" của nhà thơ Huyền Minh có những câu viết rất đúng tâm tư của người miền núi: “Ta là con của núi/ Mơ ước được đi xa/ Ta sinh ra từ đá/ Nên khát mảnh nương bằng...”.

Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang. Nói đến Hà Giang là nói đến cổng trời và nói đến đá. Đá chất chồng lớp lớp, đá nhiều hơn đất đai, cây cỏ. Với tâm hồn của người làm thơ, Huyền Minh nhìn thấy đá luôn luôn sống động: “Giống như cây/ Đá cũng có rễ/ Miên man rừng/ Làm nên cao nguyên...” (Rễ đá). Chị yêu đá thật đấy nhưng có lúc chị đã nói với đá rằng: “Thì cứ chung tình/ Xin đừng hóa kiếp”. Đó là khi chị viết trong bài “Nói cùng Tô Thị” khi lên Lạng Sơn nhìn thấy nàng Tô Thị đứng hoá đá chờ chồng. Từ nhỏ chơi với đá, lớn lên biết làm thơ chị lại gửi hồn mình vào đá nên đi đến đâu đá cũng làm cho chị dễ dàng rung động.

Thơ Huyền Minh có những bài viết về tình cảm rất chân thành và sâu sắc. Những câu thơ này khi đọc lên người nghe cũng cảm thấy bồn chồn như đang đứng cùng tác giả chờ đợi bạn tình ngày xưa trong chợ tình Khau Vai huyện Mèo Vạc, chợ tình này mỗi năm chỉ có một phiên. “Phiên chợ tình tháng ba/ Buồn bã lời hát ống/ Con dốc mỏi mòn trông/ Dạ em bồn chồn ngóng”. (Xin Giàng một điều ước). Hoặc là bài “Màu nhớ”, một linh cảm tự nhiên mà chỉ người phụ nữ mới có được khi miêu tả về nỗi nhớ mong “như đứng đống lửa như ngồi đống than”. Huyền Minh viết rất dung dị mà ý tứ bền sâu: “Bây giờ nắng hè đổ lửa/ Em về mang áo ra phơi/ Biết đâu cuối bể chân trời/ Lòng anh cũng như đổ lửa”. (Màu nhớ). Sự liên tưởng bắc cầu ba chiều: lửa lòng nhung nhớ của người đi xa - chiếc áo hong khô - lửa của nắng trời đã làm cho nỗi nhớ như được khắc sâu thêm, tăng lên theo cấp số nhân.

Những bài thơ viết về cha mẹ, anh chị em trong gia đình và bạn bè bao giờ Huyền Minh cũng dành cho những tình cảm đặc biệt. Khi viết về mẹ với một cuộc đời biết bao vất vả: “Đôi vai gầy tất bật/ Mặc sương giá lưng trời/ Ngô đầy bồ đầy bếp/ Rét vẫn mồ hôi mướt/ Chân bấm đá vẹt mòn” (Mẹ). Huyền Minh luôn dành sự thương cảm nhiều nhất cho mẹ.

Sống trên cao nguyên Hà Giang cuộc sống muôn vàn khó khăn, không phải cuộc sống của tác giả lúc nào cũngbình lặng. Đôi lúc Huyền Minh cũng tự dằn vặt với chính bản thân mình bởi những nỗi niềm riêng tư. Bài thơ “Ngắm trăng mùa đông” là một trong những bài nói về điều đó:

“Em ngước nhìn mảnh trăng mùa đông
Trăng giống em cô đơn ăm ắp
Gió lạnh lẽo tràn vào trang viết
Một mùa đông vĩnh viễn trong lòng”.

Đọc tập thơ này của Huyền Minh người đọc sẽ hiểu hơn về tác giả và những con người đang sống trên mảnh đất địa đầu còn nhiều gian khó. Tập thơ đã đánh dấu thêm bước trưởng thành của tác giả.

Nhà thơ Dương Thuấn

Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.

Các giải thưởng:

- Giải nhì Thơ viết cho trẻ em Hà Giang.

- Giải nhì Truyện ngắn Hà Giang (Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

- Giải A Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2005 - 2010.

Đã xuất bản hai tập thơ: Ta về và Điều giản dị (NXB Văn hoá Dân tộc)

 

 

Các tác phẩm khác

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26320
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23171
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31568
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22527
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27522
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19801
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22569
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27732
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28269
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30146
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Hiển thị 11 - 20 tin trong 2177 kết quả