Thơ

nguồn : http://tonvinhvanhoadoc.vn

Nhắc đến Hà Giang là người ta nghĩ ngay đến cổng trời. Trong tập thơ "Viết trên cổng trời" của nhà thơ Huyền Minh có những câu viết rất đúng tâm tư của người miền núi: “Ta là con của núi/ Mơ ước được đi xa/ Ta sinh ra từ đá/ Nên khát mảnh nương bằng...”.

Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang. Nói đến Hà Giang là nói đến cổng trời và nói đến đá. Đá chất chồng lớp lớp, đá nhiều hơn đất đai, cây cỏ. Với tâm hồn của người làm thơ, Huyền Minh nhìn thấy đá luôn luôn sống động: “Giống như cây/ Đá cũng có rễ/ Miên man rừng/ Làm nên cao nguyên...” (Rễ đá). Chị yêu đá thật đấy nhưng có lúc chị đã nói với đá rằng: “Thì cứ chung tình/ Xin đừng hóa kiếp”. Đó là khi chị viết trong bài “Nói cùng Tô Thị” khi lên Lạng Sơn nhìn thấy nàng Tô Thị đứng hoá đá chờ chồng. Từ nhỏ chơi với đá, lớn lên biết làm thơ chị lại gửi hồn mình vào đá nên đi đến đâu đá cũng làm cho chị dễ dàng rung động.

Thơ Huyền Minh có những bài viết về tình cảm rất chân thành và sâu sắc. Những câu thơ này khi đọc lên người nghe cũng cảm thấy bồn chồn như đang đứng cùng tác giả chờ đợi bạn tình ngày xưa trong chợ tình Khau Vai huyện Mèo Vạc, chợ tình này mỗi năm chỉ có một phiên. “Phiên chợ tình tháng ba/ Buồn bã lời hát ống/ Con dốc mỏi mòn trông/ Dạ em bồn chồn ngóng”. (Xin Giàng một điều ước). Hoặc là bài “Màu nhớ”, một linh cảm tự nhiên mà chỉ người phụ nữ mới có được khi miêu tả về nỗi nhớ mong “như đứng đống lửa như ngồi đống than”. Huyền Minh viết rất dung dị mà ý tứ bền sâu: “Bây giờ nắng hè đổ lửa/ Em về mang áo ra phơi/ Biết đâu cuối bể chân trời/ Lòng anh cũng như đổ lửa”. (Màu nhớ). Sự liên tưởng bắc cầu ba chiều: lửa lòng nhung nhớ của người đi xa - chiếc áo hong khô - lửa của nắng trời đã làm cho nỗi nhớ như được khắc sâu thêm, tăng lên theo cấp số nhân.

Những bài thơ viết về cha mẹ, anh chị em trong gia đình và bạn bè bao giờ Huyền Minh cũng dành cho những tình cảm đặc biệt. Khi viết về mẹ với một cuộc đời biết bao vất vả: “Đôi vai gầy tất bật/ Mặc sương giá lưng trời/ Ngô đầy bồ đầy bếp/ Rét vẫn mồ hôi mướt/ Chân bấm đá vẹt mòn” (Mẹ). Huyền Minh luôn dành sự thương cảm nhiều nhất cho mẹ.

Sống trên cao nguyên Hà Giang cuộc sống muôn vàn khó khăn, không phải cuộc sống của tác giả lúc nào cũngbình lặng. Đôi lúc Huyền Minh cũng tự dằn vặt với chính bản thân mình bởi những nỗi niềm riêng tư. Bài thơ “Ngắm trăng mùa đông” là một trong những bài nói về điều đó:

“Em ngước nhìn mảnh trăng mùa đông
Trăng giống em cô đơn ăm ắp
Gió lạnh lẽo tràn vào trang viết
Một mùa đông vĩnh viễn trong lòng”.

Đọc tập thơ này của Huyền Minh người đọc sẽ hiểu hơn về tác giả và những con người đang sống trên mảnh đất địa đầu còn nhiều gian khó. Tập thơ đã đánh dấu thêm bước trưởng thành của tác giả.

Nhà thơ Dương Thuấn

Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.

Các giải thưởng:

- Giải nhì Thơ viết cho trẻ em Hà Giang.

- Giải nhì Truyện ngắn Hà Giang (Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

- Giải A Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2005 - 2010.

Đã xuất bản hai tập thơ: Ta về và Điều giản dị (NXB Văn hoá Dân tộc)

 

 

Các tác phẩm khác

Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34953
27/12/2014 14:08
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]

Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26758
27/12/2014 14:07
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21045
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18750
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21140
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37143
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18485
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31125
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46208
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23603
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Hiển thị 1 - 10 tin trong 2177 kết quả