Quân tàu cướp đảo nước ta
Houston họp khẩn phô trương bất bình
Nguyễn Công Bằng vị tình dân tộc
Đảng Vì Dân đại diện công khai
Nhận lời anh Huỳnh Quốc Văn-
Diễn đàn mở hội nghiêm trang thuyết trình
Buổi bắt đầu ông dùng cổ hịch
Lý Thường Kiệt bút tích năm xưa
Nước Nam định tại thiên thư
Ngàn sau dân Việt an cư lẽ hằng
Phần thứ nhất qúa trình xâm lấn
Của tặc tàu qua nước Nam ta
Một-Ngàn-Bảy-Chín đến nay (1979)
Đất tan biển mất chết bao nhiêu người
Ngày hăm-sáu tháng hai Bảy-Chín (26-02-1979)
Tàu tấn công sáu tỉnh bắc phần
Vạn người dân Việt thương vong
Điểm cao chiến lược chúng gôm cả về
Ngày mười-ba tháng ba, Tám-Tám (13-03-1988)
Bảy tàu giặc tại đảo Gạc-Ma
Đánh hai chiến hạm nước ta
Sáu-Tư (64) người chết bắt đi chín người
Ba-mươi tháng mười-hai, chín-chín (30-12-1999)
Giặc ép ký “Hiệp Ước Về Biên-
Giới Đường Bộ” giữa Việt-Trung
Chín trăm cây số vuông xung đất tàu (900 km2)
Năm hai ngàn hăm-lăm tháng Chạp (25-12-2000)
Giặc ép đảng ký thêm “Hiệp Ước-
Phân Định Vịnh Bắc Bộ” xong
Vạn mốt cây số vuông xung biển tàu (10100 km2)
Hai-Lẻ-Năm tháng Giêng mùng tám (08-01-2005)
Hai tàu Việt đánh cá biển ta
Quân tàu bắn giết dã man
Chín người tắt thở tám đem về tàu
Hai-lẻ-bảy mùng chín tháng bảy (09-07-2007)
Ngư dân Việt thả lưới Trường Sa
Hải quân Trung Cộng bắn qua
Dân mình lớp chết lớp thương tích nhiều
Hai-lẻ-Bảy mùng mười tháng tám (10-08-2007)
Tàu mở tua du lịch Trường Sa
Công khai tiếm dụng biển ta
Một hình thức đáng kêu là… “trộm rươi”
Ngày mùng hai tháng Chạp lẻ-bảy. (02-12-2007)
Sau chuổi dài thô bạo xâm lăng
Lần này lập huyện Tam Sa
Hoàng, Trường hai đảo không tha đảo nào
Kể từ lúc Bảy-Lăm tính tới (1975)
Một-Lẻ-Hai đảo thuộc nước ta (102)
Đến hai-lẻ-bảy ối…a! (2007)
Chỉ còn hăm-mốt đảo gà cũng chê
Phần thứ hai chứng minh “Thuận Lý”
Về lịch sử chủ quyền Việt Nam
Trên Hoàng Sa và Trường Sa
Cho dân toàn thể năm châu rõ ràng
Từ một-chín-lẻ-chín về trước(1909)
Bản đồ tàu ngưng tại Hải Nam
Có đâu Tây Sa Nam Sa
Giờ đây chúng lại lấn qua chiếm càn
Năm một-tám-mười-Hai thời trước (1812)
Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền
Hoàng Sa thiết lập quân khu
Thăm dò nguyên liệu thuế thu tháng ngày
Từ một-chín-năm-tư tính đến (1954)
Năm bảy-lăm Trung Cộng nín thinh (1975)
Bởi vì mãnh lực miền nam
Đến khi miền bắc chiếm nam tàu ùa
Phạm Văn Đồng xu thời cống nước
Chu Ân Lai xấc xược chun vào
Công ước quốc tế chiếu theo
Giặc tàu cưỡng chiếm … “nước nghèo anh em”
Trong văn khố Việt Nam, quốc tế
Nhiều chứng từ lịch sử đã nghi
Quân sự hành chánh thực thi
Hoàng, Trường sa đảo đã là Việt Nam
San-Fran-cis-cô đại hội nghị
Tất cả toàn năm-mốt quốc gia (51)
Đồng thanh chấp nhận Hoàng Sa
Thuộc vùng lãnh hải nước ta vậy mà
Phần thứ ba tính chất pháp lý-
Quốc tế về chủ quyền Việt Nam
Trên hai quần đảo Hoàng Trường
Không ai xâm phạm chủ quyền của ai
Căn cứ vào Việt, Tây, Trung sử
Căn cứ vào nghị quyết toàn cầu (26/25)
Việt Nam quyền xác định rằng
Hoàng Trường quần đảo đã thành của ta
Phần thứ bốn thuyết ta phản ứng
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam
Hò ơ….hời hợt…..hèn ươn
Khác chi thái giám khum lưng buổi chầu
Phần thứ năm thuyết trong ngoài nước
Người Việt ta nhiệt huyết sục sôi
Hàng trăm nam nữ sinh viên
Noi gương bà Triệu bà Trưng phất cờ
Phần thứ sáu thuyết về Trung tặc
Thái độ đầy xấc xược ác tham
Tần Cương-Hán cẩu ngoại giao
Ngang tàn trơ tráo thao thao biện xằng
Phần thứ bảy dân ta cần có
Thái độ đầy đức độ khiêm cung
Dĩ hòa vi quí viên dung
Việt Trung dân tộc bác khuôn sách tàu
Phần thứ tám hành động cần có
Thành lập ra đặc trách ủy ban
Bài trừ Thế Vận phẩm hàng
Năm châu đoàn kết sẵn sàng đấu tranh
Chương kết luận chân thành kêu gọi
Sẵn sàng tuôn dòng máu ngàn xưa
Dù cho tàu tặc chẳng vừa
Con dân nước Việt không chừa một tên
Hoàng Sa là của Việt Nam
Trường Sa cũng của Việt Nam muôn đời.
San Jose Jan. 08, 2008
Tâm Thơ
Nhóm Văn Thơ Lạc Việt
Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18389
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31023
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3].
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46126
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23534
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26289
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23124
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31517
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22485
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27486
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19760
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].
Hiển thị 131 - 140 tin trong 2301 kết quả