Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
LỜI BÌNH: Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:
Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình thi vị. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn. Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...
Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình khá lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên! Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó "dưới" cả cái... của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương, cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen, là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!
Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa phản biện xã hội. Chính câu thơ kết như thế đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá cao lên trong hàng bậc của thi ca.
NGỌC BÍCH
Trích tập "Phê bình & tiểu luận thi ca Phạm Ngọc Thái" 2013.
Xuân lạc xứ
Lượt xem: 19905
17/12/2014 22:18
Đêm ba mươi tết tôi với tôi
Nhìn cành mai giả nhớ xa xôi
Bó gối trong căn phòng hiu quạnh
Ngoài sân tuyết phủ trắng màu rơi
Vườn cô liêu
Lượt xem: 34514
17/12/2014 22:17
Từ khi xa vắng bóng em
Vườn xưa trở lại buồn thêm nhớ nhiều
Xác xơ với những tiêu điều
Nghiêng nghiêng ngọn cỏ đìu hiu gió chiều
Nhớ quê
Lượt xem: 32988
17/12/2014 22:17
Xa nhà nhớ giậu mồng tơi
Nhớ giàn bông bí nhớ người tôi yêu
Vi vu những tiếng sáo diều
Thèm nghe người ấy thẹn kêu tên mình
Tình đời
Lượt xem: 23600
17/12/2014 22:16
Khi không nghoảnh mặt em làm ngơ
Anh tội tình chi sao hửng hờ
Hay là em đã quen người khác
Nên mới lạnh lùng và thờ ơ
Nụ hôn chiếc lá
Lượt xem: 15587
17/12/2014 22:15
Ngày xưa mới tập làm thơ
Bầu trời có lắm giấc mơ học trò
Bước chân giẫm lá vàng khô
Cỏ tranh lụa đẹp mọc vô sân trường
Tiếng mưa đêm
Lượt xem: 27852
17/12/2014 22:14
Những hạt mưa rơi xuống
Trắng cả một trời thơ
Nhìn mưa anh lại nhớ
Thuở tình còn ban sơ
Lý nhãn lồng
Lượt xem: 31619
17/12/2014 22:14
Tôi chưa ăn trái nhãn lồng
Em không tìm được giậu mồng tơi xưa
Ai người gánh nắng cùng mưa
Lạc con bướm trắng chiều lưa thưa buồn
Đôi mắt người xưa
Lượt xem: 13752
17/12/2014 22:13
Em buồn đứng cuối sân ga
Nhìn theo chiếc bóng tàu xa xa dần
Đôi con mắt ướt long lanh
Phải chăng là của một lần tiễn đưa
Tiếng tắc kè gọi bậu
Lượt xem: 15140
17/12/2014 22:12
Bậu đi rồi bao giờ bậu trở lại
Bờ ao xưa vẫn canh cánh mong chờ
Con tắc kè tặc lưỡi cứ ngẩn ngơ
Trên cây khế như buông lời than trách
Lạc bước
Lượt xem: 25814
17/12/2014 22:11
Xin đừng nhớ núi và sông
Vì bao giờ đã chạnh lòng nước non
Làm sao đi nhặt ánh hồng
Mặt trời nào có mà trông nắng về
Hiển thị 1661 - 1670 tin trong 2681 kết quả