III. Thời-kỳ xây-dựng Độc-lập và thống-nhất (Thế-kỷ thứ 10)
viii. Nhà Ngô (906 - 967)
thời này PX chưa có đọc được vì bị " tiếng Miên hay tiếng Thái" hông à, chắc tại unicode nên hông đọc được
ix. Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967 - 1009)
1. Thập-nhị sứ-quân
Nghiệp Ngô rầy có ai thay?
Đua nhau lại, phó mặc tay quần-hùng.
Tiên-du riêng một đề-phong,
Nguyễn-Công Thủ-Tiệp cứ vùng Nguyệt-Thiên
Đường-lâm riêng một sơn-xuyên,
Ngô-Công Nhật-Khánh cứ miền Tản-Thao.
Tây-phù-liệt có Nguyễn-Siêu,
Ngô-Xương-Xí giữ Bình-kiều một phương.
Tế-giang này có Lữ-Đường,
Nguyễn-Khoan hùng cứ Vĩnh-tường phải chăng?
Phạm-Phòng-Át giữ châu Đằng,
Kiều-Tam-Chế giữ ngàn rừng châu Phong.
Đỗ-Giang kìa Đỗ-Cảnh-Công;
Kiều-công tên Thuận ở trong Hồi-hồ .
Kiến ong Siêu-loại tranh đua,
Lý-Khuê một cõi trì-khu dầu lòng.
Kình-nghê Bố-hải vẫy-vùng,
Trần-công tên Lãm xưng hùng một nơi.
Phân-tranh hội ấy nực cười!
Mười hai quan sứ mỗi người mỗi phương.
2. Đinh-Bộ-Lĩnh hợp nhất quốc-gia
Xây vần trong cuộc tang-thương,
Trải bao phân-loạn mới sang trị-bình.
Có ông Bộ-Lĩnh họ Đinh,
Con quan thử-sử ở thành Hoa-lư.
Khác thường từ thuở còn thơ,
Rủ đoàn mục-thụ mở cờ bông lau.
Dập-dìu kẻ trước người sau,
Trần-ai đã thấy vương-hầu uy-dung.
Một mai về với Trần-công,
Hiệu xưng Vạn-thắng, anh-hùng ai qua.
Bốn phương thu lại một nhà,
Mười hai sứ-tướng đều là quét thanh.
3. Chính sách nhà Đinh
Trường-yên đầu dựng đô-thành.
Cải-nguyên là hiệu Thái-bình từ đây.
Ngìn năm cơ-tự mới xây,
Lên ngôi hoàng-đế đặt bầy trăm quan.
Có đưòng-bệ có y-quan,
Đẳng-uy có biệt, giai-ban có thường.
Tống phong giao-chỉ quận-vương,
Cha con đều chịu sủng-chương một ngày.
Hồng-Bàng để mối đến nay,
Kể trong chính-thống từ đây là đầu.
Tiếc không học-vấn công-phu,
Chuyện xưa ít biết, lo sau vụng đường.
Già-tăng cũng dự quan sang,
Bặc, Điền, Cơ, Tú đều phường vũ-nhân.
Nội-đình năm vị nữ-quân ,
Nặng tình kiêm-ái , quên phần di-mưu.
Đã phong Đinh-Liễn con đầu,
Hạng-Lang là thứ nhẽ nào đổi thay?
Pháp-hình cũng lạ xưa nay,
Hùm nuôi trong cũi, vạc bày ngoài sân.
4. Nhà Đinh mất ngôi
Chơi bời gần lũ tiểu-nhân,
Rượu hoa ngọt giọng, đền xuân mê lòng.
Trùng-môn thưa hở đề phòng,
Để cho Đỗ-Thích gian-hùng nỡ tay.
Nối sau Thiếu-đế thơ ngây,
Lê-Hoàn tiếp-chính từ rầy dọc ngang.
Tiếm-xưng là Phó-quốc-vương,
Ra vào cùng ả họ Dương chung-tình.
Bặc, Điền vì nước liều mình,
Trách sao Cự-Lạng tán-thành mưu-gian
5. Lê-Hoàn phá quân Tống
Chợt nghe binh báo Nam-quan,
Cùng nhau phù-lập Lê-Hoàn làm vương.
Trước mành, vâng lệnh nàng Dương,
Trong cung đã thấy áo vàng đưa ra,
Trường-yên đổi mặt sơn-hà,
Đại-Hành trí-lược thực là cũng ghê!
Vạc Đinh đã trở sang Lê,
Nàng Dương chăn gối cũng về hậu-cung.
Nguy-nga ngói bạc, cột đồng,
Cung-đài trang-sức buông lòng xa-hoang,
Tự mình đã trái luân-thường,
Lấy chi rủ mối, dựng giường , về sau.
6. Nhà Lê thất-chính
Đoàn con đích, thứ tranh nhau,
Để cho cốt-nhục thành cừu bởi ai?
Trung-tông vừa mới nối đời,
Cấm-đình thoắt đã có người sính-hung,
Ngọa triều thí-nghịch hôn-dung,
Trong mê tử-sắc, ngoài nồng hình-danh,
Đao-sơn, kiếm-thụ đầy thành,
Thủy-lao bào-lạc ngục-hình gớm thay.
Bốn năm sầu oán đã đầy,
Vừa tuần Lê rụng đến ngày Lý sinh.
Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30960
22/12/2014 10:40
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.
Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28727
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]
Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23218
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.
Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21929
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24377
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21448
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19348
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26491
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].
Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24160
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22606
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).
Hiển thị 151 - 160 tin trong 2292 kết quả