Thơ

III. Thời-kỳ xây-dựng Độc-lập và thống-nhất (Thế-kỷ thứ 10)

viii. Nhà Ngô (906 - 967)

thời này PX chưa có đọc được vì bị " tiếng Miên hay tiếng Thái" hông à, chắc tại unicode nên hông đọc được

ix. Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967 - 1009)

1. Thập-nhị sứ-quân

Nghiệp Ngô rầy có ai thay?
Đua nhau lại, phó mặc tay quần-hùng.
Tiên-du riêng một đề-phong,
Nguyễn-Công Thủ-Tiệp cứ vùng Nguyệt-Thiên
Đường-lâm riêng một sơn-xuyên,
Ngô-Công Nhật-Khánh cứ miền Tản-Thao.
Tây-phù-liệt có Nguyễn-Siêu,
Ngô-Xương-Xí giữ Bình-kiều một phương.
Tế-giang này có Lữ-Đường,
Nguyễn-Khoan hùng cứ Vĩnh-tường phải chăng?
Phạm-Phòng-Át giữ châu Đằng,
Kiều-Tam-Chế giữ ngàn rừng châu Phong.
Đỗ-Giang kìa Đỗ-Cảnh-Công;
Kiều-công tên Thuận ở trong Hồi-hồ .
Kiến ong Siêu-loại tranh đua,
Lý-Khuê một cõi trì-khu dầu lòng.
Kình-nghê Bố-hải vẫy-vùng,
Trần-công tên Lãm xưng hùng một nơi.
Phân-tranh hội ấy nực cười!
Mười hai quan sứ mỗi người mỗi phương.

2. Đinh-Bộ-Lĩnh hợp nhất quốc-gia

Xây vần trong cuộc tang-thương,
Trải bao phân-loạn mới sang trị-bình.
Có ông Bộ-Lĩnh họ Đinh,
Con quan thử-sử ở thành Hoa-lư.
Khác thường từ thuở còn thơ,
Rủ đoàn mục-thụ mở cờ bông lau.
Dập-dìu kẻ trước người sau,
Trần-ai đã thấy vương-hầu uy-dung.
Một mai về với Trần-công,
Hiệu xưng Vạn-thắng, anh-hùng ai qua.
Bốn phương thu lại một nhà,
Mười hai sứ-tướng đều là quét thanh.

3. Chính sách nhà Đinh

Trường-yên đầu dựng đô-thành.
Cải-nguyên là hiệu Thái-bình từ đây.
Ngìn năm cơ-tự mới xây,
Lên ngôi hoàng-đế đặt bầy trăm quan.
Có đưòng-bệ có y-quan,
Đẳng-uy có biệt, giai-ban có thường.
Tống phong giao-chỉ quận-vương,
Cha con đều chịu sủng-chương một ngày.
Hồng-Bàng để mối đến nay,
Kể trong chính-thống từ đây là đầu.
Tiếc không học-vấn công-phu,
Chuyện xưa ít biết, lo sau vụng đường.
Già-tăng cũng dự quan sang,
Bặc, Điền, Cơ, Tú đều phường vũ-nhân.
Nội-đình năm vị nữ-quân ,
Nặng tình kiêm-ái , quên phần di-mưu.
Đã phong Đinh-Liễn con đầu,
Hạng-Lang là thứ nhẽ nào đổi thay?
Pháp-hình cũng lạ xưa nay,
Hùm nuôi trong cũi, vạc bày ngoài sân.

4. Nhà Đinh mất ngôi

Chơi bời gần lũ tiểu-nhân,
Rượu hoa ngọt giọng, đền xuân mê lòng.
Trùng-môn thưa hở đề phòng,
Để cho Đỗ-Thích gian-hùng nỡ tay.
Nối sau Thiếu-đế thơ ngây,
Lê-Hoàn tiếp-chính từ rầy dọc ngang.
Tiếm-xưng là Phó-quốc-vương,
Ra vào cùng ả họ Dương chung-tình.
Bặc, Điền vì nước liều mình,
Trách sao Cự-Lạng tán-thành mưu-gian

5. Lê-Hoàn phá quân Tống

Chợt nghe binh báo Nam-quan,
Cùng nhau phù-lập Lê-Hoàn làm vương.
Trước mành, vâng lệnh nàng Dương,
Trong cung đã thấy áo vàng đưa ra,
Trường-yên đổi mặt sơn-hà,
Đại-Hành trí-lược thực là cũng ghê!
Vạc Đinh đã trở sang Lê,
Nàng Dương chăn gối cũng về hậu-cung.
Nguy-nga ngói bạc, cột đồng,
Cung-đài trang-sức buông lòng xa-hoang,
Tự mình đã trái luân-thường,
Lấy chi rủ mối, dựng giường , về sau.

6. Nhà Lê thất-chính

Đoàn con đích, thứ tranh nhau,
Để cho cốt-nhục thành cừu bởi ai?
Trung-tông vừa mới nối đời,
Cấm-đình thoắt đã có người sính-hung,
Ngọa triều thí-nghịch hôn-dung,
Trong mê tử-sắc, ngoài nồng hình-danh,
Đao-sơn, kiếm-thụ đầy thành,
Thủy-lao bào-lạc ngục-hình gớm thay.
Bốn năm sầu oán đã đầy,
Vừa tuần Lê rụng đến ngày Lý sinh.

Các tác phẩm khác

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29587
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23137
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37093
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18944
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21380
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26172
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19396
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21663
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19938
22/12/2014 10:41
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Hiển thị 141 - 150 tin trong 2292 kết quả