Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 191618 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơGửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài ThanhHoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau khi theo đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.

Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

Tiểu sử, sự nghiệp

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (19381940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày NayTiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.[1]

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình".

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Hai tập Thơ thơGửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệViệt Bắc.

Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.

Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).

Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Cuộc sống riêng tư

Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Với việc một số trang báo lớn đáng tin cậy đưa tin, nhiều người tin rằng Xuân Diệu cùng với người bạn thân lúc sinh thời của ông - Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính[3][4][5][6][7]. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Bài thơ "Tình trai" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này[8]. Tuy nhiên, cũng có một số các bài thơ khác của ông lại viết về nhà thơ Hoàng Cát, như bài thơ "Em đi" là để gửi tặng nhà thơ này.

Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột). Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vào năm 2010, và bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu nói nổi tiếng

Trong tập Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu:

"Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết."

Tác phẩm

Thơ

Văn xuôi

  • Phần thông vàng (1939, truyện ngắn)
  • Trường ca (1945, bút ký)
  • Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
  • Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
  • Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
  • Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
  • Triều lên (1958, bút ký)

Tiểu luận phê bình

  • Thanh niên với quốc văn (1945)
  • Tiếng thơ (1951, 1954)
  • Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
  • Ba thi hào dân tộc (1959)
  • Phê bình giới thiệu thơ (1960)
  • Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
  • Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
  • Dao có mài mới sắc (1963)
  • Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
  • Đi trên đường lớn (1968)
  • Thơ Trần Tế Xương (1970)
  • Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
  • Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
  • Mài sắt nên kim (1977)
  • Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
  • Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
  • Tìm hiểu Tản Đà (1982).

Dịch thơ

  • Thi hào Nadim Hitmet (1962)
  • V.I. Lênin (1967)
  • Vây giữa tình yêu (1968)
  • Việt Nam hồn tôi (1974)
  • Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
  • Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).[9]

chú thích

Các tác phẩm khác

Ghét em Lượt xem: 26965
19/12/2014 16:46
em dễ ghét vi em hay giận dỗi
khi đọc thư từng chữ bị xét soi
hở một ly em trách "quá vô tình"
quên một tí dỗi liền "sao thế nhỉ"

Ghét yêu nầy Lượt xem: 30097
19/12/2014 16:45
anh đến bên nầy
khi chiều nghiêng nắng
hờn dỗi vội bay
lòng hết chơi vơi

Hoang vu Lượt xem: 17390
19/12/2014 16:45
sao xoay lưng để tình hanh hao nắng
sao khép cười để hồn đẫm hoang vu
buồn sũng cay đôi mắt trĩu sương thu
lòng chua chát ôi phôi pha nhanh đến

Hồi tưởng Lượt xem: 19798
19/12/2014 16:44
Đi xa rồi nghĩ chuyện xưa vẫn rét
bao năm rồi mà cũng hãy còn rung
vẫn nhớ thương nhưng khiếp đảm vô cùng
sầu vẫn đó nhưng không quên kỷ niệm

Hương còn thoảng Lượt xem: 21956
19/12/2014 16:44
Xuân chưa qua sao ve sầu khảy nhạc
chiều chưa tàn nhưng giá đã vào tim
xuân sắp đi nhưng nụ vẫn im lìm
tình duyên đã lỡ làng đôi cánh xếp

Khúc tình thu Lượt xem: 26562
19/12/2014 16:43
Thu đã đến rồi
sao vẫn còn
ngàn mây xa cách
Thu đã đến rồi

Lần cuối Lượt xem: 21811
19/12/2014 16:41
lần cuối môi tìm môi
lệ dâng nhòa mắt tôi
giờ đây đường vắng bóng
chỉ còn một mình tôi

Lặng nhớ Lượt xem: 19465
19/12/2014 16:41
cát biển im lìm đón gót em
dấu chân nho nhỏ gợi êm đềm
gió vi vu thổi hồn theo sóng
hương tình thoang thoảng rối tim thêm

Luyến lưu Lượt xem: 21956
19/12/2014 16:40
Anh gửi đến em một cánh hồng
Nhửng ngày em vắng trống mênh mông
Hương em thoang thoảng từ ký ức
Quyện với gió sầu lúc cuối đông

Man mác 2 Lượt xem: 17592
19/12/2014 16:38
chiều tím em tôi
bên đường phố vắng
hẹn cùng nắng vương
sầu giăng khắp ngỏ
lệ vẫn chưa nhòa

Hiển thị 661 - 670 tin trong 2137 kết quả