nguồn : http://vi.wikipedia.org
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).
Sau khi theo đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.
Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.[1]
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình".
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).
Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Với việc một số trang báo lớn đáng tin cậy đưa tin, nhiều người tin rằng Xuân Diệu cùng với người bạn thân lúc sinh thời của ông - Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính[3][4][5][6][7]. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Bài thơ "Tình trai" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này[8]. Tuy nhiên, cũng có một số các bài thơ khác của ông lại viết về nhà thơ Hoàng Cát, như bài thơ "Em đi" là để gửi tặng nhà thơ này.
Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột). Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vào năm 2010, và bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tập Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu:
Thương mình
Lượt xem: 30298
19/12/2014 18:49
Về quê đã được sáu năm
Hai năm tù ngục bốn năm sống mòn
Bao nhiêu mộng ước hoài công
Dấu xưa hồ hải tang bồng còn đây
Tiễn vợ vào Nam
Lượt xem: 23649
19/12/2014 18:47
Cũng vì cơm áo vì cuộc sống
Đầu năm chồng vợ phải chia tay
Én Bắc nhạn Nam trời sấm động
Nghĩ lại phận mình thẹn lắm thay
Trăn trở
Lượt xem: 14683
19/12/2014 18:45
Dòng sông nào khi tìm về với biển
Cũng phải qua những khúc khuỷu nông sâu
Phải vặn mình chịu đựng những cơn đau
Chứa con nước lớn ròng trăn trở
Trường ca 10 năm
Lượt xem: 20647
19/12/2014 18:44
10 năm qua đi
10 năm còn đó
Vũng thời gian thành lịch sử rồi em
Anh trở về với số phận gian nan
Từ đó
Lượt xem: 30508
19/12/2014 18:43
Ta từ đó như loài còng khốn khó
Cũng hoài công xe mãi cát bên bờ
Em từ đó như nghìn cơn sóng vỗ
Cũng vô tình như nhát chém hư vô
Về lại nhà bạn
Lượt xem: 21424
19/12/2014 18:41
Ta từ cái cõi xa xôi
Về đây ngồi lại chỗ ngồi năm xưa
Ngồi mà nhớ những đêm mưa
Ngồi mà nhớ những sớm trưa đi về
Anh còn nhớ mùa thu không anh nhỉ
Lượt xem: 19834
19/12/2014 17:12
anh còn nhớ mùa Thu không anh nhỉ
chẳng ngại ngùng đầu ngả nhẹ vai thương
mặt nước Thu êm ả áng mây hường
sao cay mắt, lệ Thu nhòa nổi nhớ ?
Ảo mộng vẫn giăng ngang
Lượt xem: 15988
19/12/2014 17:10
Nắng vẫn gác trên vầng mây tím nhạt
Gió vẫn lùa vào góc trời những áng mây
Trên con đường đượm bóng mát những hàng cây
Sao vắng bóng tà áo yêu người thuở ấy
Bài thơ cho ngày hai mươi tháng một năm hai ngàn không trăm mười
Lượt xem: 13754
19/12/2014 17:08
mười sáu cộng bảy cộng năm cộng năm
ba mươi ba năm cho bốn người tuổi trẻ
cả bốn người chắc chưa ai mất mẹ
thêm bốn trái tim trĩu nặng nỗi buồn
Bao giờ 2
Lượt xem: 13676
19/12/2014 17:07
bao giờ ta hết chờ nhau
tình theo năm tháng trôi mau quên về
bao giờ ta trọn câu thề
tay mơn môi mọng soi mê nắng vàng
Hiển thị 631 - 640 tin trong 2137 kết quả