nguồn : http://vi.wikipedia.org
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, thuở nhỏ, ông theo cha đến Hưng Yên và theo học chữ Hán. Từ năm 1920 đến năm 1929, Vũ Ngọc Phan chuyển sang học tiếng Pháp tại Hà Nội, đỗ tú tài Pháp ở tuổi 27.
Song với năng khiếu văn chương và tư tưởng tự do, ông không thích gò mình vào cuộc sống công chức nên đã chọn nghề dạy học tư, viết báo, viết văn và dịch sách.
Từ năm 1929 đến nửa đầu những năm 1940, Vũ Ngọc Phan cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời như các tờ: Pháp-Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông Hương.... Ngoài ra, ông còn từng là Chủ bút tờ Tuần báo Hà Nội tân văn, và là người chủ trương lập Nhà xuất bản Hà Nội.
Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Vũ Ngọc Phan cộng tác với tạp chí Tiên phong của Hội Văn hóa cứu quốc. Lần lượt, ông trải qua các chức vụ sau:
Sau kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Vũ Ngọc Phan tiếp tục công tác ở Ban Văn Sử Địa. Từ năm 1957, Vũ Ngọc Phan trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1959, khi Tổ văn học của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa tách ra thành lập Viện Văn học, Vũ Ngọc Phan về công tác tại Viện, trở thành tổ trưởng tổ văn học dân gian (nay là phòng văn học dân gian và phòng văn học các dân tộc ít người) của Viện Văn học. Sau đó, Vũ Ngọc Phan được bầu làm Tổng thư ký, phụ trách cơ quan Hội Văn nghệ dân gian tại Đại hội Văn nghệ dân gian lần thứ nhất năm 1966.
Vũ Ngọc Phan mất ngày 14 tháng 6 năm 1987 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Vũ Ngọc Phan đã để lại các tác phẩm sau:
Ngoài ra, ông còn soạn chung bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Quyển I, 1957; Quyển V, 1960), làm Chủ biên bộ Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (1961) và bộ Hợp tuyển văn học Việt Nam (1972).
Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học cho in Vũ Ngọc Phan toàn tập, gồm 5 tập (không bao gồm truyện dịch và phóng tác).
Trước 1945, Vũ Ngọc Phan được nhiều nhiều người biết tiếng qua bộ sách Nhà văn hiện đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho tới nay vẫn còn giá trị. Sau đấy, đáng chú ý hơn cả là cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Sách có giá trị nhiều mặt, được tái bản nhiều lần.
Ghi nhận công lao và sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan, năm 1996, ông được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho những cụm công trình về văn nghệ dân gian [2].
Người bạn đời của Vũ Ngọc Phan là nhà thơ Hằng Phương, con gái nhà văn Sở Cuồng Lê Dư. Ông bà cũng là thân sinh của nhà khoa học nông nghiệp, Giáo sư viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, họa sỹ Vũ Giáng Hương, GS.TS Nông nghiệp Vũ Triệu Mân.
Truyện Kiều 1401-1450 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17451
22/08/2013 10:07
1401 “Lượng trên quyết chẳng thương tình,
1402 “Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi!”
1403 Thấy lời sắt đá tri tri,
1404 Sốt gan, ông mới cáo quì cửa công.
Truyện Kiều 1451-1500 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16614
22/08/2013 10:04
1451 Cười rằng: “Đã thế thì nên,
1452 “Mộc già hãy thử một thiên, trình nghề.”
1453 Nàng vâng cất bút tay đề,
1454 Tiên hoa trình trước án phê, xem tường.
Truyện Kiều 1501-1550 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15784
22/08/2013 10:03
1501 Sông Tần một dải xanh xanh,
1502 Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương-quan.
1503 Cầm tay dài ngắn thở than,
1504 Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời.
Truyện Kiều 1551-1600 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15277
22/08/2013 10:02
1551 “Làm cho trông thấy nhãn tiền.
1552 “Cho người thăm ván bán thuyền biết tay”
1553 Nỗi lòng kín chẳng ai hay,
1554 Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.
Truyện Kiều 1601-1650 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15406
22/08/2013 10:01
1601 Được lời như cởi tấc son,
1602 Vó câu thẳng ruổi, nước non quê người.
1603 Long lanh đáy nước in trời,
1604 Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Truyện Kiều 1651-1700 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14951
22/08/2013 10:00
1651 Tôi đòi phách lạc, hồn bay,
1652 Pha càn bụi cỏ, gốc cây ẩn mình.
1653 Thúc ông nhà cũng gần quanh,
1654 Chợt trông ngọn lửa, thất kinh rụng rời.
Truyện Kiều 1701-1750 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15530
21/08/2013 22:37
1701 Chẳng qua đồng cốt quàng xiên,
1702 Người đâu mà lại thấy trên cõi trần?
1703 Tiếc hoa, những ngậm ngùi xuân,
1704 Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên!
Truyện Kiều 1751-1800 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 10456
21/08/2013 22:32
1751 Dạy rằng: “May rủi đã đành,
1752 “Liễu bồ mình giữ lấy mình cho hay.
1753 “Cũng là oan nghiệp chi đây,
1754 “Sa cơ mới đến thế này, chẳng dưng.
Truyện Kiều 1801-1850 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 13859
21/08/2013 22:31
1801 Tiểu thư đón cửa giã giề,
1802 Hàn huyên vừa cạn mọi bề gần xa.
1803 Nhà hương cao cuốn bức là,
1804 Buồng trong, truyền gọi nàng ra lạy mừng.
Truyện Kiều 1851-1900 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15431
21/08/2013 22:29
1851 Nàng đà tán hoán, tê mê,
1852 Vâng lời ra trước bình the vặn đàn:
1853 Bốn dây như khóc, như than,
1854 Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!
Hiển thị 1651 - 1660 tin trong 2143 kết quả