nguồn : http://vi.wikipedia.org
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, thuở nhỏ, ông theo cha đến Hưng Yên và theo học chữ Hán. Từ năm 1920 đến năm 1929, Vũ Ngọc Phan chuyển sang học tiếng Pháp tại Hà Nội, đỗ tú tài Pháp ở tuổi 27.
Song với năng khiếu văn chương và tư tưởng tự do, ông không thích gò mình vào cuộc sống công chức nên đã chọn nghề dạy học tư, viết báo, viết văn và dịch sách.
Từ năm 1929 đến nửa đầu những năm 1940, Vũ Ngọc Phan cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời như các tờ: Pháp-Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông Hương.... Ngoài ra, ông còn từng là Chủ bút tờ Tuần báo Hà Nội tân văn, và là người chủ trương lập Nhà xuất bản Hà Nội.
Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Vũ Ngọc Phan cộng tác với tạp chí Tiên phong của Hội Văn hóa cứu quốc. Lần lượt, ông trải qua các chức vụ sau:
Sau kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Vũ Ngọc Phan tiếp tục công tác ở Ban Văn Sử Địa. Từ năm 1957, Vũ Ngọc Phan trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1959, khi Tổ văn học của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa tách ra thành lập Viện Văn học, Vũ Ngọc Phan về công tác tại Viện, trở thành tổ trưởng tổ văn học dân gian (nay là phòng văn học dân gian và phòng văn học các dân tộc ít người) của Viện Văn học. Sau đó, Vũ Ngọc Phan được bầu làm Tổng thư ký, phụ trách cơ quan Hội Văn nghệ dân gian tại Đại hội Văn nghệ dân gian lần thứ nhất năm 1966.
Vũ Ngọc Phan mất ngày 14 tháng 6 năm 1987 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Vũ Ngọc Phan đã để lại các tác phẩm sau:
Ngoài ra, ông còn soạn chung bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Quyển I, 1957; Quyển V, 1960), làm Chủ biên bộ Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (1961) và bộ Hợp tuyển văn học Việt Nam (1972).
Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học cho in Vũ Ngọc Phan toàn tập, gồm 5 tập (không bao gồm truyện dịch và phóng tác).
Trước 1945, Vũ Ngọc Phan được nhiều nhiều người biết tiếng qua bộ sách Nhà văn hiện đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho tới nay vẫn còn giá trị. Sau đấy, đáng chú ý hơn cả là cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Sách có giá trị nhiều mặt, được tái bản nhiều lần.
Ghi nhận công lao và sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan, năm 1996, ông được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho những cụm công trình về văn nghệ dân gian [2].
Người bạn đời của Vũ Ngọc Phan là nhà thơ Hằng Phương, con gái nhà văn Sở Cuồng Lê Dư. Ông bà cũng là thân sinh của nhà khoa học nông nghiệp, Giáo sư viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, họa sỹ Vũ Giáng Hương, GS.TS Nông nghiệp Vũ Triệu Mân.
Truyện Kiều 401-450 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 11942
22/08/2013 11:19
401 Sinh rằng: “Phác hoạ vừa rồi,
402 “Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa.”
403 Tay tiên gió táp mưa sa,
404 Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
Truyện Kiều 451-500 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16463
22/08/2013 11:18
451 Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
452 Trăm năm tạc một chữ “đồng” đến xương.
453 Chén hà sánh giọng quỳnh tương,
454 Giải là hương lộn, bình gương bóng lồng.
Truyện Kiều 501-550 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16595
22/08/2013 11:17
501 Thưa rằng: “Đừng lấy làm chơi,
502 “Dẽ cho thưa hết một lời đã nao!
503 “Vẻ chi một đoá yêu đào,
504 “Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Truyện Kiều 551-600 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 12417
22/08/2013 11:11
551 “Cùng nhau đã trót nặng lời,
552 “Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ!
553 “Quản bao tháng đợi, năm chờ.
554 “Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
Truyện Kiều 601-650 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 19122
22/08/2013 11:10
601 Duyên hội ngộ, đức cù lao.
602 Bên Tình, bên Hiếu bên nào nặng hơn?
603 Để lời thệ hải minh sơn,
604 Làm con, trước phải đền ơn sinh thành.
Truyện Kiều 651-700 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 18378
22/08/2013 11:09
651 Định ngày nạp thái vu qui.
652 Tiền lưng đã sẵn, việc gì chẳng xong!
653 Một lời cậy với Chung công,
654 Khất từ tạm lĩnh Vương ông về nhà.
Truyện Kiều 701-750 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14517
22/08/2013 11:08
701 “Thề hoa chưa ráo chén vàng,
702 “Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa!
703 “Trời Liêu non nước bao xa,
704 “Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!
Truyện Kiều 751-800 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14547
22/08/2013 11:07
751 “Trăm nghìn gửi lại tình quân,
752 “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
753 “Phận sao phận bạc như vôi!
754 “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Truyện Kiều 801-850 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17404
22/08/2013 11:06
801 Phòng khi nước đã đến chân,
802 Dao này thì liệu với thân sau này,
803 Đêm thu một khắc một chầy,
804 Bâng khuâng như tỉnh như say một mình.
Truyện Kiều 851-900 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 19306
22/08/2013 11:05
851 Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,
852 Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình.
853 Tuồng chi là giống hôi tanh,
854 Thân nghìn vàng để ô danh má hồng.
Hiển thị 1631 - 1640 tin trong 2143 kết quả