nguồn : http://vi.wikipedia.org
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.
Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.
Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.
Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Các tập thơ:
Kịch thơ:
64. Buồn quê
Lượt xem: 33318
17/12/2014 16:37
Thân tặng Nguyên Trần
Bóng tối vây quanh những nỗi buồn
Ngoài hiên trăng cũng bỏ đi luôn
Xa xôi tiếng vạc sầu oan trái
Sao tỏ sao mờ nhắc lệ tuôn
63. Dã tràng
Lượt xem: 22735
17/12/2014 16:25
Ngày tàn suối cạn lòng khô
Phơi đuôi tép bạc vun mồ râu tôm
Treo buồn giày cỏ mũ rơm
Đào hang tìm nước vo cơm rửa vàng
62. Hương chờ gió
Lượt xem: 16744
17/12/2014 16:24
Còn chút nắng thu, chút bụi hồng
Nổi trôi vào tận cõi hư không
Vườn hoa tình ái hương chờ gió
Để gửi cho nhau chút chuyện lòng
60. Giọt buồn
Lượt xem: 35297
17/12/2014 16:23
Mưa đã tan rồi gió cũng tan
Em như ngõ trúc lá dạo đàn
Ta như nắng lạnh vườn thu sớm
Lòng vẫn mây đưa bóng lỡ làng!
Con về tìm lại cây hoa sứ
Lượt xem: 16180
17/12/2014 16:22
Con muốn về thăm những luống cày
Mồ hôi Ba ướt đẫm những ngày
Theo Ba lội ruộng mò cua ốc
Lúa mới vàng thơm cánh én bay !
Gió thoảng hương đưa
Lượt xem: 16538
17/12/2014 16:21
Đi em hồng núi trắng sông
Xanh mây gội tóc nắng bồng gót sen
Mắt xa lạ chân thân quen
Đã bao nhiêu kiếp anh khen chân nầy?
58. Trong giọt sương
Lượt xem: 18771
17/12/2014 16:20
Muốn khóc mà sao lệ cạn khô
Hàng cây xa lạ lá ngẩn ngơ
Chim không về nối mùa thương nhớ
Lủi thủi đi tìm lại tuổi thơ
57. Đã rừng đã mây
Lượt xem: 21035
17/12/2014 16:19
Gửi người một chút hương xưa
Nắng đi bỏ lại thương trưa nhớ chiều
Cành nghiêng bóng xế quạnh hiu
Tre già măng trẻ ít nhiều ngẩn ngơ
54. Chẳng còn chi
Lượt xem: 18860
17/12/2014 16:19
Thân tặng Trần Kiêu Bạc
Mẹ đã đi rồi Ba cũng đi
Trăm năm đất lạ chẳng còn chi
Con đau con khóc không ai biết
Mưa cũng chia buồn ngập lối đi!
52. Không đành
Lượt xem: 27293
17/12/2014 16:17
Nhắc nhở làm chi thuở thiên đường
Trọn đời không giữ được mùi hương
Gió đùa áo ngủ... buồn son phấn
Trăng rụng hững hờ vai nhớ thương!
Hiển thị 1261 - 1270 tin trong 2138 kết quả