nguồn : http://vi.wikipedia.org
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.
Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.
Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.
Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Các tập thơ:
Kịch thơ:
Mắt huế xưa
Lượt xem: 33099
17/12/2014 20:39
Em còn nhớ Huế xưa không
Chiều mưa rơi ướt phượng hồng hoa mơ
Thẹn thuồng nghiêng nón bài thơ
Đôi tà áo trắng bây giờ nơi đâu
Vòng xe học trò
Lượt xem: 31501
17/12/2014 20:38
Hôm nay phượng đỏ rực trời
Chở nhau khúc khích tiếng cười ngây ngô
Những vòng xe của học trò
Anh đạp đằng trước em ngồi yên sau
Bóng trăng gầy - Tương tư trăng
Lượt xem: 35877
17/12/2014 20:37
Một bóng trăng gầy thương nhớ ai
Canh khuya thao thức với đêm dài
Làm sao khô hết dòng tâm sự
Trả lại cho đời áng mây bay
Bóng dừa bến tre
Lượt xem: 23069
17/12/2014 20:36
Chiếc áo dài màu trắng
Ngập ngừng nón nghiêng che
Con đường ngập hoa nắng
Đẹp bóng dừa Bến Tre
Quê hương màu hoa nắng
Lượt xem: 26258
17/12/2014 20:35
Quê hương ơi buồn trong trang lịch sử
Những thăng trầm của đất nước Việt Nam
Giặc phương Bắc luôn để dạ manh tâm
Muốn chúng ta trở thành dân vong bản
Mù u quê ngoại
Lượt xem: 25780
17/12/2014 20:34
Tôi trở về thăm miền quê sông nước
Nơi một thời nuôi lớn tuổi thơ xưa
Những ngày hè cùng chúng bạn ban trưa
Đi hái trái mù u làm chong chóng
Huế của người yêu
Lượt xem: 27428
17/12/2014 20:28
Anh quen em và được thăm xứ Huế
Nghe điệu hò câu hát bến Văn Lâu
Tràng Tiền ơi tha thiết mấy nhịp cầu
Dòng sông Hương lửng lờ con nước chảy
Buồn ơi ví dầu
Lượt xem: 30092
17/12/2014 20:27
Ví dầu rồi bậu cũng thôi
Mưa giăng đầu ngõ cho lời buồn ru
Ong bầu vờn đọt mù u
Chuồn chuồn chở nắng mà vu vơ buồn
Áo trắng huế
Lượt xem: 25910
17/12/2014 20:27
Sông Hương gió lộng tứ bề
Em người "áo trắng" tóc thề ôm lưng
Chào tui chân bước ngập ngừng
Đưa tay giữ áo thẹn thuồng gió bay .........
Mấy lời thánh ca
Lượt xem: 14473
17/12/2014 20:26
Phập phồng bong bóng trời mưa
Chút chua xót của ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn
Hiển thị 1191 - 1200 tin trong 2138 kết quả