Thơ

1751 Dạy rằng: “May rủi đã đành,
1752 “Liễu bồ mình giữ lấy mình cho hay.
1753 “Cũng là oan nghiệp chi đây,
1754 “Sa cơ mới đến thế này, chẳng dưng.
1755 “ở đây tai vách mạch rừng.
1756 “Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.
1757 “Kẻo khi sấm sét bất kỳ,
1758 “Con ong, cái kiến, kêu gì được oan!”
1759 Nàng càng giọt ngọc như chan,
1760 Nỗi lòng luống những bàng hoàng niềm tây:
1761 “Phong trần kiếp đã chịu đầy,
1762 “Lầm than, lại có thứ này bằng hai!
1763 “Phận sao bạc chẳng vừa thôi?
1764 “Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan!
1765 “Đã đành túc trái tiền oan,
1766 “Cũng liều ngọc nát, hoa tàn mà chi!”
1767 Những là nương náu qua thì,
1768 Tiểu thư phải buổi mới về ninh gia,
1769 Mẹ con trò chuyện lân la,
1770 Phu nhân mới gọi nàng ra dạy lời:
1771 “Tiểu thư, dưới trướng thiếu người,
1772 “Cho về bên ấy theo đòi lầu trang.”
1773 Lĩnh lời, nàng mới theo sang,
1774 Biết đâu địa ngục, thiên đàng là đâu!
1775 Sớm khuya khăn mặt, lược đầu,
1776 Phận con hầu, giữ con hầu, dám sai!
1777 Phải đêm êm ả chiều trời,
1778 Trúc tơ, hỏi đến nghề chơi mọi ngày.
1779 Lĩnh lời, nàng mới lựa dây,
1780 Nỉ non, thánh thót, dễ say lòng người!
1781 Tiểu thư xem cũng thương tài,
1782 Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân.
1783 Cửa người, đày đoạ chút thân,
1784 Sớm ngơ ngẩn bóng, đêm năn nỉ lòng.
1785 Lâm-tri chút nghĩa đèo bòng,
1786 Nước non để chữ “tương phùng” kiếp sau!
1787 Bốn phương mây trắng một màu,
1788 Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?
1789 Lần lần tháng trọn ngày qua,
1790 Nỗi gần, nào biết đường xa thế này?
1791 Lâm-tri từ thuở uyên bay,
1792 Buồng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân.
1793 Mày ai trăng mới in ngần,
1794 Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa!
1795 Sen tàn, cúc lại nở hoa,
1796 Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân.
1797 Tìm đâu cho thấy cố nhân?
1798 Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.
1799 Chạnh niềm, nhớ cảnh gia hương,
1800 Nhớ quê, chàng lại tìm đường thăm quê.

Các tác phẩm khác

Thấy dễ mà khó Lượt xem: 9824
18/08/2013 15:39
Lớp 12 lớp càng cao
Khuyên nhau gắng học cớ sao hay lười.
Học rồi giúp ích cho đời
Đừng như Chiêu Thống cỗng người hại dân.

Nắng phai Lượt xem: 11476
18/08/2013 15:36
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương Lượt xem: 15620
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ Lượt xem: 13353
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii Lượt xem: 10493
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I Lượt xem: 13251
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi Lượt xem: 14435
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm Lượt xem: 11015
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song Lượt xem: 11980
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương) Lượt xem: 8183
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Hiển thị 331 - 340 tin trong 485 kết quả