Thơ

Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.

Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.

Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh.

Gió hút Hòn Chồng, bể sóng mênh mông
Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?

Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại
Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!

Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!

Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy
Đã kể tôi nghe chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay...

Thơ   Phạm Ngọc Thái

                 

Lời bình:  Đứng trên Hòn Chồng vào buổi sớm mai, khi mặt trời lan toả những ánh nắng vàng rực rỡ. Nhìn ra một dải núi nằm giữa biển Nha Trang người ta thấy nổi lên đôi gò núi, trông giống như đôi gò vú của một nàng thiếu nữ. Nàng đang ngả mình phơi nắng. Triền núi xanh thoai thoải làm nên thân thể nàng. Khe núi xanh chạy dài xuống mặt sóng như mái tóc nàng xoã ra biển. Người Sài Gòn lên chiêm ngưỡng cảnh đẹp, gọi là Núi Mỹ Nhân! Nàng Mỹ Nhân đã nằm ở đó chung thuỷ chờ chồng. Chồng nàng là một tướng cướp trẻ của đạo quân cướp bể. Trong một chuyến đi xa, thuyền bè của họ đã bị bão biển đánh đắm. Xác dạt vào bờ hoá thành bãi sỏi đá, hiện vẫn còn dấu tích tại đó:

                    Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
                    Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
                    Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
                    Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.

Cái bóng nàng Mỹ Nhân vẫn nằm ở đó để làm một tượng thần trong trắng, giữa chốn đời thường xô bồ mà tạc vào năm tháng:

                    Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
                    Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời

Những ngày sau chiến tranh nhà thơ đã lên đây. Anh còn là một người lính trong những năm chiến trận đầy máu lửa. Bài thơ đã được anh nhớ lại để viết vào gần 20 năm sau đó. Đứng trước tượng thần Mỹ Nhân trong trắng kia, anh chính là sự minh chứng của lịch sử. Những thương tích chiến tranh, dù bao bom đạn đã bắn vào thân thể anh cũng chỉ là nỗi đau thể xác, nhưng nỗi đau nơi nhân tình thế thái này đã bắn vào cả trái tim, tâm hồn anh còn đau đớn nặng nề hơn. Đó mới chính là vết đạn ngàn thu bao giờ lành lại được? Cho nên dừng chân nghỉ lại trước bờ biển đầy sóng gió mênh mang, ngước nhìn nàng Mỹ Nhân anh mới thốt lên rằng:

                    Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
                    Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
                    Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?

Anh muốn ngả vào lòng nàng, trong vòng tay êm ái của tình yêu nàng. Phải! Chỉ có nàng, chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa bớt được vết thương sâu nhói tận trái tim anh:

                    Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
                    Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ.

Nhưng trong cuộc đời thực này, tình yêu của nàng Mỹ Nhân âu lại cũng chỉ là mộng ảo? Dẫu vậy, anh vẫn muốn ngủ trong tình yêu ấy để quên đi chốn nhân tình thế thái, quên hết đi cái cõi đời mệt mỏi, hỗn loạn và đầy rẫy những lo âu:

                    Xin lỗi những mảng đời ta đang có
                    Đôi lúc thèm được bám rêu xanh...

Tôi xin đi sâu phân tích vào đoạn thơ thứ năm của bài:

                    Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
                    Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
                    Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...

Hình ảnh của đỉnh núi Mỹ Nhân nằm giữa biển khơi xanh, chờ người chồng đi xa mãi mà không trở về? Tình của nàng chỉ có vầng nguyệt tháng năm soi tỏ. Dù sông cạn đá mòn nàng vẫn thuỷ chung. Ôi, sự hoang dại tạo hoá chẳng phải là đỉnh cao hùng vĩ muôn đời, trong thế giới hỗn mang mà chúng ta đang sống hay sao? Đó cũng là chính kiến của nhà thơ trướcc thần tượng vĩnh hằng! Sự thần tượng tình yêu với người đàn bà đã được tác giả dồn nén vào trong câu thơ cuối đoạn:

                    Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!

Người Nhật thì đặt thanh gươm trên đầu người đàn bà. Người Pháp lại đặt thanh gươm dưới chân người đàn bà. Cho nên, nhà thơ mới phát biểu quan niệm, chính kiến của mình về sự tồn tại trong thế giới này: Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!/- Đến đây tình thơ đã được đẩy cao lên ý nghĩa thời đại, hình ảnh thơ bốc lửa và cháy sáng. Cùng với đoạn thơ thứ sáu, làm thành hai đoạn thơ trung tâm cốt lõi nhất của bài. Tôi phân tích tiếp về đoạn thơ thứ sáu ấy:

                    Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
                    Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!

Đàn bà, đúng là cuộc sống không thể thiếu được họ. Thiếu họ, cuộc đời ta sẽ trở nên hoang tàn, vô nghĩa. Nhưng chính đàn bà cũng đem đến cho ta bao mệt mỏi. Có nhiều khi ta chỉ muốn vào quách trong chùa để đi tu, để sống yên. Có họ và không có họ đều dở cả. Họ là thiên đường trong cuộc đời ta, nhưng cũng là âm phủ. Họ vừa là tiên nữ, lại vừa là quỉ dạ xoa. Chả trách, thi sĩ Tản Đà đã từng một thời tìm đường lên núi định tu tiên, định dứt bỏ chốn hồng trần, nhưng rồi ông vẫn lại phải quay về với cõi đời thường để sống tiếp cuộc đời với bao nỗi đoạ đầy. Vì lẽ đó, đứng trước đỉnh núi Mỹ Nhân thanh cao, nhà thơ mới thốt lên:

                    Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
                    Anh nguyện với nàng cả đời vui thú

Tình chan chứa, hình ảnh sinh động làm cho bài thơ sâu sắc nghĩa đời,  gắn liền vào cuộc sống. Trước Núi Mỹ Nhân thật sự là một bích phẩm, tình thơ cũng rất viên mãn.

Trương Vũ Tiến

 * Trích trong Tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" tr. 298-302

Các tác phẩm khác

Hoa lúa Lượt xem: 40404
07/01/2015 18:49
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa

Hoa hải đường Lượt xem: 44096
07/01/2015 18:47
Phe phẩy màu xuân ngọn gió đông
Bên thềm sương ngát, ánh trăng lồng
Canh khuya những sợ rồi hoa ngủ
Khêu ngọn đèn cao ngắm vẻ hồng.

Cái bát xinh xinh Lượt xem: 32704
07/01/2015 18:45
Mẹ cha công tác
Nhà máy Bát Tràng
Mang về cho bé
Cái bát xinh xinh

Quên & Nhớ Lượt xem: 38623
07/01/2015 18:43
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.

Không đề Lượt xem: 30985
07/01/2015 18:42
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22840
07/01/2015 17:38
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21905
07/01/2015 17:31
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22829
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 23592
07/01/2015 17:14
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23469
07/01/2015 17:08
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Hiển thị 441 - 450 tin trong 2673 kết quả