Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh.
Gió hút Hòn Chồng, bể sóng mênh mông
Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại
Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!
Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy
Đã kể tôi nghe chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay...
Thơ Phạm Ngọc Thái
Lời bình: Đứng trên Hòn Chồng vào buổi sớm mai, khi mặt trời lan toả những ánh nắng vàng rực rỡ. Nhìn ra một dải núi nằm giữa biển Nha Trang người ta thấy nổi lên đôi gò núi, trông giống như đôi gò vú của một nàng thiếu nữ. Nàng đang ngả mình phơi nắng. Triền núi xanh thoai thoải làm nên thân thể nàng. Khe núi xanh chạy dài xuống mặt sóng như mái tóc nàng xoã ra biển. Người Sài Gòn lên chiêm ngưỡng cảnh đẹp, gọi là Núi Mỹ Nhân! Nàng Mỹ Nhân đã nằm ở đó chung thuỷ chờ chồng. Chồng nàng là một tướng cướp trẻ của đạo quân cướp bể. Trong một chuyến đi xa, thuyền bè của họ đã bị bão biển đánh đắm. Xác dạt vào bờ hoá thành bãi sỏi đá, hiện vẫn còn dấu tích tại đó:
Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Cái bóng nàng Mỹ Nhân vẫn nằm ở đó để làm một tượng thần trong trắng, giữa chốn đời thường xô bồ mà tạc vào năm tháng:
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời
Những ngày sau chiến tranh nhà thơ đã lên đây. Anh còn là một người lính trong những năm chiến trận đầy máu lửa. Bài thơ đã được anh nhớ lại để viết vào gần 20 năm sau đó. Đứng trước tượng thần Mỹ Nhân trong trắng kia, anh chính là sự minh chứng của lịch sử. Những thương tích chiến tranh, dù bao bom đạn đã bắn vào thân thể anh cũng chỉ là nỗi đau thể xác, nhưng nỗi đau nơi nhân tình thế thái này đã bắn vào cả trái tim, tâm hồn anh còn đau đớn nặng nề hơn. Đó mới chính là vết đạn ngàn thu bao giờ lành lại được? Cho nên dừng chân nghỉ lại trước bờ biển đầy sóng gió mênh mang, ngước nhìn nàng Mỹ Nhân anh mới thốt lên rằng:
Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
Anh muốn ngả vào lòng nàng, trong vòng tay êm ái của tình yêu nàng. Phải! Chỉ có nàng, chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa bớt được vết thương sâu nhói tận trái tim anh:
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ.
Nhưng trong cuộc đời thực này, tình yêu của nàng Mỹ Nhân âu lại cũng chỉ là mộng ảo? Dẫu vậy, anh vẫn muốn ngủ trong tình yêu ấy để quên đi chốn nhân tình thế thái, quên hết đi cái cõi đời mệt mỏi, hỗn loạn và đầy rẫy những lo âu:
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh...
Tôi xin đi sâu phân tích vào đoạn thơ thứ năm của bài:
Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...
Hình ảnh của đỉnh núi Mỹ Nhân nằm giữa biển khơi xanh, chờ người chồng đi xa mãi mà không trở về? Tình của nàng chỉ có vầng nguyệt tháng năm soi tỏ. Dù sông cạn đá mòn nàng vẫn thuỷ chung. Ôi, sự hoang dại tạo hoá chẳng phải là đỉnh cao hùng vĩ muôn đời, trong thế giới hỗn mang mà chúng ta đang sống hay sao? Đó cũng là chính kiến của nhà thơ trướcc thần tượng vĩnh hằng! Sự thần tượng tình yêu với người đàn bà đã được tác giả dồn nén vào trong câu thơ cuối đoạn:
Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!
Người Nhật thì đặt thanh gươm trên đầu người đàn bà. Người Pháp lại đặt thanh gươm dưới chân người đàn bà. Cho nên, nhà thơ mới phát biểu quan niệm, chính kiến của mình về sự tồn tại trong thế giới này: Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!/- Đến đây tình thơ đã được đẩy cao lên ý nghĩa thời đại, hình ảnh thơ bốc lửa và cháy sáng. Cùng với đoạn thơ thứ sáu, làm thành hai đoạn thơ trung tâm cốt lõi nhất của bài. Tôi phân tích tiếp về đoạn thơ thứ sáu ấy:
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!
Đàn bà, đúng là cuộc sống không thể thiếu được họ. Thiếu họ, cuộc đời ta sẽ trở nên hoang tàn, vô nghĩa. Nhưng chính đàn bà cũng đem đến cho ta bao mệt mỏi. Có nhiều khi ta chỉ muốn vào quách trong chùa để đi tu, để sống yên. Có họ và không có họ đều dở cả. Họ là thiên đường trong cuộc đời ta, nhưng cũng là âm phủ. Họ vừa là tiên nữ, lại vừa là quỉ dạ xoa. Chả trách, thi sĩ Tản Đà đã từng một thời tìm đường lên núi định tu tiên, định dứt bỏ chốn hồng trần, nhưng rồi ông vẫn lại phải quay về với cõi đời thường để sống tiếp cuộc đời với bao nỗi đoạ đầy. Vì lẽ đó, đứng trước đỉnh núi Mỹ Nhân thanh cao, nhà thơ mới thốt lên:
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Tình chan chứa, hình ảnh sinh động làm cho bài thơ sâu sắc nghĩa đời, gắn liền vào cuộc sống. Trước Núi Mỹ Nhân thật sự là một bích phẩm, tình thơ cũng rất viên mãn.
Trương Vũ Tiến
* Trích trong Tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" tr. 298-302
Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21069
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37064
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18411
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31042
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3].
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46139
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23537
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26293
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23136
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31530
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22497
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Hiển thị 501 - 510 tin trong 2673 kết quả