nguồn : http://vi.wikipedia.org
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước. Cha ông là Trần Khải Thụy, đỗ cử nhân khoa thi Hương tại Nam Định năm Canh Tý (1900). Năm lên 6 tuổi, ông bắt đầu học chữ Hán với cha. Nhờ mẹ ông cũng là người thuộc nhiều ca dao, thi phú, lại hết lòng dạy dỗ con, vì vậy mới 12 tuổi, ông đã biết làm đủ các thể thơ bằng chữ Hán.
Năm Giáp Dần (1914), cha ông lâm bệnh mất tại nơi nhiệm sở. Khi ấy, Trần Tuấn Khải vừa đúng 19 tuổi và cũng vừa lấy vợ được một năm. Qua năm 1919, ông trở lại làng Quang Xá dạy học, được ít tháng ông lại xuôi ngược khắp miền Bắc, rồi đưa vợ ra Hà Nội. Nhưng ít lâu sau, thấy chồng ghét cảnh náo nhiệt, bà Khải bán nhà đến mua một trang trại ở ấp Thái Hà, ven đô Hà Nội.
Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh I, được giới văn chương đương thời chú ý. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác. Đến khi ông cho xuất bản Bút quan hoài I, gồm nhiều bài bi tráng, được nhiều người hoan nghênh, thì Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ tập thơ đó (1927).
Mấy lần, Trần Tuấn Khải định xuất dương mà không thành: 1915-1916: dự định qua Đông Hưng (Trung Quốc), 1927: dự tính sang Pháp. Nhà cầm quyền Pháp dò la biết ông có ý định trên, đồng thời có đến liên hệ các nhà cách mạng, như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng ở Huế và những nhà hoạt động lưu vong như Đào Trinh Nhất, Hoàng Tích Chu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Trường Tam ở Sài Gòn...nên cho người lùng bắt ông. Nhờ có người báo tin, ông lẻn ra ẩn trốn nơi động Huyền Không trong dãy Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam).
Năm 1932, tác phẩm Chơi xuân năm Nhâm Thân được xuất bản, nhưng ngay sau đó bị Pháp ra lệnh tịch thu, khám nhà rồi bắt giam Trần Tuấn Khải và chủ nhà sách Nam Ký. Ông bị giam hơn 2 tháng rồi bị kêu án 2 tháng tù treo về tội viết sách "phá rối trị an, xúi dân nổi loạn". Trong nhà giam Hỏa Lò, Trần Tuấn Khải gặp được Nghiêm Toản và nhiều nhà tri thức có tâm huyết khác [1].
Ra tù, vợ chết, con nhỏ chết. Chôn cất vợ con xong, ông trở về Thái Hà, lại bắt đầu viết bài cho các báo. Năm 1938, ông cưới người vợ thứ họ Nguyễn, sinh được một ái nữ[2] (nhà thơ Lan Hinh).
Năm 1947, ông đem theo con gái tản cư đến Nho Quan, nhưng đến năm 1954 thì di cư vào Nam, làm việc tại Thư viện Quốc gia, Viện Khảo cổ, chuyên viên Hán học tại Nha văn hóa và các báo Đuốc Nhà Nam, Văn hóa nguyệt san, Tin văn...
Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng hòa trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồi hòa bình, nên bị buộc nghỉ việc[3]. Sau đó, ông là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc năm 1966 – 1967[3].
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).
Trích một vài mẫu chuyện của các nhà thơ và các nhà nghiên cứu văn học:
Sư bị ong châm
Lượt xem: 19604
19/08/2013 08:20
Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm?
Đầu sư há phải gì... bà cốt,(1)
Bá ngọ con ong bé cái nhầm. (2)
Chơi Hồ Tây nhớ bạn
Lượt xem: 28470
19/08/2013 08:19
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ
Trách Chiêu Hổ
Lượt xem: 17847
19/08/2013 08:18
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
Đề đền Sầm Nghi Đống (Đền Thái Thú)
Lượt xem: 21068
19/08/2013 08:15
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đến thái thú(2) đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
Động Hương Tích
Lượt xem: 18497
19/08/2013 08:13
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm(2)
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Đá ông chồng bà chồng
Lượt xem: 16062
19/08/2013 08:12
Khéo khéo bày trò tạo hoá công,
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng.
Đèo Ba Dọi (Đèo Ba Dội)
Lượt xem: 16885
19/08/2013 08:11
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Bánh trôi nước
Lượt xem: 13066
19/08/2013 08:09
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)
Khóc chồng làm thuốc
Lượt xem: 15652
19/08/2013 08:08
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo(1)
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.(2)
Miếng trầu (Mời ăn trầu)
Lượt xem: 9598
19/08/2013 08:07
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi(2)
Này của Xuân Hương mới quệt(3) rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại(4)
Đừng xanh như lá bạc như vôi!
Hiển thị 1931 - 1940 tin trong 2226 kết quả