Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam

Tiểu sử

Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, làm việc ở đoàn kịch Tháng Tám, lên Việt Bắc chống Pháp. Sau 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. Cùng với một số người bạn như Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Hà Văn Cầu, Nguyễn Đình Hàm... các ông đã bỏ tiền túi ra thành lập nhóm chèo Cổ Phong để có nơi bảo lưu những giá trị nghệ thuật của dân tộc và đào tạo nghề cho các lớp diễn viên. Ông là người đã dày công sưu tầm, chỉnh lý những tích chèo cổ, những trích đoạn đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật chèo (như Vân Dại, Quan Âm Thị Kính...). Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Trần Huyền Trân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm

  • Sau ánh sáng (1940)
  • Bóng người trên gác binh (1940)
  • Tấm lòng người kỹ nữ (truyện-1941)
  • Người ngàn thu cũ (truyện-1942)
  • Phá xiềng
  • 19-8 (kịch)
  • Rau tần (1986)
  • Chim lồng (truyện)
  • Lẽ sống (truyện)
  • Lên đường
  • Tú Uyên (kịch)
  • Giáng Kiều (kịch)

Thành tựu nghệ thuật

Hoài Thanh đã viết rằng: ông đọc Trần Huyền Trân và "Đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió"[1]. Ông để lại nhiều bài thơ nổi tiếng: Mười năm, Độc hành ca, Uống rượu với Tản Đà... và sau này là Mưa đêm lều vó,...

Xem thêm

Bút danh Trần Huyền Trân của ông có nguồn gốc như sau: trong số những cô gái làm việc cho quán hát cô đầu có một cô gái cũng mang họ Trần do có mang nên bị đuổi việc. Thương cảm trước hoàn cảnh éo le của cô gái ông đã đứng ra cưu mang, lo cho cô sinh nở và khi cô sinh con gái ông đã đặt tên là Trần Huyền Trân (ý nói hai người họ Trần vì "Trân" thêm dấu huyền thành "Trần"). Sau đó ông dùng bút danh là Trần Huyền Trân[2].

chú thích

Các tác phẩm khác

Thề với người ăn xin Lượt xem: 28358
21/12/2014 05:03
Người đói thì tôi cũng chẳng no
Cha thằng nào có tiếc không cho
Họ đày đọa mãi dân cày cuốc
Ai xét soi cho cảnh học trò

Thi hỏng Lượt xem: 17744
21/12/2014 05:03
Mai không tên tớ, tớ đi ngay,
Giỗ Tết từ đây nhớ lấy ngày
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay .

Thi phúc Lượt xem: 18433
21/12/2014 05:02
Này này hương thi đỗ khoa nào ?
Nhân hậu hay lòng quan thượng Cao (1)
Người ta thi chữ, ông thi phúc (2)
Dù dở, dù hay ông cũng vào (3)

Thói đời Lượt xem: 29440
20/12/2014 21:38
Người bảo ông điên, ông chẳng điên
Ông thương, ông tiếc hóa ông phiền
Kẻ yêu người ghét hay gì chữ
Ðứa trọng đứa khinh chỉ vì tiền

Thông gia với quan Lượt xem: 31258
20/12/2014 21:37
Gái góa đem mình tựa cửa quan
Nghĩ rằng quan lớn thế thì sang
Thương con toan lấy dây tơ buộc
Kén rể vì tham cái lọng tàn

Thú cô đầu Lượt xem: 15411
20/12/2014 21:36
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay,
Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày
Năm canh to nhỏ tình dơi chuột,
Sáu khắc mơ màng chuyện gió mây.

Thương vợ (Khen vợ) Lượt xem: 17753
20/12/2014 21:35
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Tiến sĩ trung thu Lượt xem: 23740
20/12/2014 21:33
Ông đỗ khoa nao ở xứ nào?
Thế mà hoa hốt với trâm bào
Một năm, một tiết trung thu đến
Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào.

Tự đắc Lượt xem: 34002
20/12/2014 21:30
Ta nghĩ như ta có dại gì,
Ai chơi, chơi với, chẳng cần chi.
Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất,
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì.

Tự vấn Lượt xem: 29292
20/12/2014 21:29
Trải mấy mươi năm vẫn thế ru ?
Rằng khôn ? Rằng dại ? Lại rằng ngu ?
Những là thương cả cho đời bạc
Nào có căm đâu đến kẻ thù

Hiển thị 221 - 230 tin trong 2142 kết quả