Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam

Tiểu sử

Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, làm việc ở đoàn kịch Tháng Tám, lên Việt Bắc chống Pháp. Sau 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. Cùng với một số người bạn như Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Hà Văn Cầu, Nguyễn Đình Hàm... các ông đã bỏ tiền túi ra thành lập nhóm chèo Cổ Phong để có nơi bảo lưu những giá trị nghệ thuật của dân tộc và đào tạo nghề cho các lớp diễn viên. Ông là người đã dày công sưu tầm, chỉnh lý những tích chèo cổ, những trích đoạn đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật chèo (như Vân Dại, Quan Âm Thị Kính...). Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Trần Huyền Trân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm

  • Sau ánh sáng (1940)
  • Bóng người trên gác binh (1940)
  • Tấm lòng người kỹ nữ (truyện-1941)
  • Người ngàn thu cũ (truyện-1942)
  • Phá xiềng
  • 19-8 (kịch)
  • Rau tần (1986)
  • Chim lồng (truyện)
  • Lẽ sống (truyện)
  • Lên đường
  • Tú Uyên (kịch)
  • Giáng Kiều (kịch)

Thành tựu nghệ thuật

Hoài Thanh đã viết rằng: ông đọc Trần Huyền Trân và "Đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió"[1]. Ông để lại nhiều bài thơ nổi tiếng: Mười năm, Độc hành ca, Uống rượu với Tản Đà... và sau này là Mưa đêm lều vó,...

Xem thêm

Bút danh Trần Huyền Trân của ông có nguồn gốc như sau: trong số những cô gái làm việc cho quán hát cô đầu có một cô gái cũng mang họ Trần do có mang nên bị đuổi việc. Thương cảm trước hoàn cảnh éo le của cô gái ông đã đứng ra cưu mang, lo cho cô sinh nở và khi cô sinh con gái ông đã đặt tên là Trần Huyền Trân (ý nói hai người họ Trần vì "Trân" thêm dấu huyền thành "Trần"). Sau đó ông dùng bút danh là Trần Huyền Trân[2].

chú thích

Các tác phẩm khác

Tết dán câu đối Lượt xem: 20526
21/12/2014 05:15
“Nhập thế cục bất khả vô văn tự” (1)
Chẳng hay ho cũng nghĩ một vài bài.
Huống chi mình đã đỗ tú tài,
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối.

Tết tặng cô đầu Lượt xem: 30348
21/12/2014 05:13
Ngày xuân mừng quý khách
Khi vui lo đàn phách
Chuyện nổ như gạo rang
Chuyện dài như chảo rách

Than cùng Lượt xem: 22636
21/12/2014 05:12
Khách hỏi nhà ông đến
Nhà ông đã bán rồi.
Vợ lăm le ở vú,
Con tấp tểnh đi bồi.

Than cùng Ii Lượt xem: 37002
21/12/2014 05:09
Lúc túng toan lên bán cả Trời,
Trời cười: - "Thằng bé nó hay chơi!"
Cho hay công nợ là như thế,
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Than đạo học Lượt xem: 36130
21/12/2014 05:08
Đạo học ngày nay đã chán rồi,
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
Thầy khoa tư lương nhấp nhổm ngồi.

Than nghèo Lượt xem: 29046
21/12/2014 05:07
Cái khó theo nhau mãi thế thôi
Có ai, hay chỉ một mình tôi ?
Bạc đâu ra miệng mà mong được ?
Tiền chửa vào tay đã hết rồi

Than sự thi Lượt xem: 48017
21/12/2014 05:07
Cử nhân: cậu ấm Kỷ,
Tú tài : con đô Mỹ
Thi thế mà cũng thi!
Ới khỉ ơi là khỉ!

Than thân chưa đạt Lượt xem: 19592
21/12/2014 05:06
Ta phải trang xong cái nợ ta
Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà ?
Ðường con, bu nó một năm một
Tính tuổi nhà thầy ba lẻ ba

Thành pháo Lượt xem: 29660
21/12/2014 05:05
Tượng tượng, xe xe xé lẻ rồi
Sĩ đen, sĩ đỏ chẳng vào đôi
Ðố ai biết được quân nào kết ?
Mã cũng chui mà tốt cũng chui

Thật vô tích (1) Lượt xem: 31546
21/12/2014 05:04
Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê
Bác này mới thật là vô tích
Sáng vác ô đi, tối vác về !

Hiển thị 211 - 220 tin trong 2142 kết quả