nguồn : http://vi.wikipedia.org
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.
Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.
Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.
Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.
Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:
Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:
Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].
Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn Pháp là Alphonse Daudetiega Malebi và Guy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.
Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]
Khóc chồng làm thuốc
Lượt xem: 15653
19/08/2013 08:08
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo(1)
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.(2)
Miếng trầu (Mời ăn trầu)
Lượt xem: 9600
19/08/2013 08:07
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi(2)
Này của Xuân Hương mới quệt(3) rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại(4)
Đừng xanh như lá bạc như vôi!
Dỗ người đàn bà khóc chồng (Dỗ bạn khóc chồng)
Lượt xem: 18903
19/08/2013 08:06
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Nín đi kẻo thẹn với non sông.
Ai về nhắn nhủ đàn em bé,
Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung(1)
Chiếc bách
Lượt xem: 23884
19/08/2013 08:05
Chiếc bách(1) buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,(2)
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.(3)
Mắng học trò dốt I
Lượt xem: 13620
19/08/2013 08:04
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.
Không chồng mà chửa (Chửa hoang)
Lượt xem: 17761
19/08/2013 07:52
Cả nể cho nên hoá dở dang,
Nỗi niềm nàng có biết chăng chàng.
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,(1)
Phận liễu sao đà nảy nét ngang.(2)
Hỏi trăng Ii
Lượt xem: 14730
19/08/2013 07:51
Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn.
Hỏi con bạch thố đà bao tuổi,
Hở chị Hằng Nga đã mấy con?
Hỏi trăng
Lượt xem: 17421
19/08/2013 07:50
Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ (1) đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích (2) khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung (3) cánh vẫn khòm.
Tát nước
Lượt xem: 23341
19/08/2013 07:48
Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Kẽm trống
Lượt xem: 18175
19/08/2013 07:46
Hai bên thì núi giữa thì sông.
Có phải đây là kẽm Trống Không?
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
ở trong hang núi còn hơi hẹp,
Hiển thị 1861 - 1870 tin trong 2148 kết quả