Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).

Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse Daudetiega MalebiGuy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

Vô âm nữ (Quan thị) Lượt xem: 22807
19/08/2013 08:33
Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình(2) vứt bỏ đâu.
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,(3)
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu(4)

Một cảnh chùa Lượt xem: 22205
19/08/2013 08:32
Tình cảnh ấy, nước non này
Dẫu không Bồng Đảo cũng Tiên đây,
Hành Sơn mực điểm đôi hàng nhạn,
Thức Lĩnh(1) đen trùm một thức mây,

Cảnh thu Lượt xem: 19286
19/08/2013 08:31
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt mưa,
Bút thần khôn vẽ cảnh tiếu sơ,
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.

Trống thủng Lượt xem: 19408
19/08/2013 08:30
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi,
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi,

Chơi chợ Chùa Thầy Lượt xem: 20687
19/08/2013 08:29
Hoá công xây đắp đã bao đời,
Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời. (1)
Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng,
Ban chiều mây họp, tối trăng chơi.

Họa Tốn Phong Nguyên Vận Lượt xem: 22310
19/08/2013 08:28
Kiếp này chẳng gặp nữa thì liều,
Những chắc trăm năm há bấy nhiêu.
Nghĩ lại huống đau cho phận bạc,
Nói ra thêm nhẹ với thân bèo.

Tặng Tốn Phong Tử Lượt xem: 19547
19/08/2013 08:27
Bướm ong mừng đã mấy phen nay,
Hồng nhạn xin đưa ba chữ lại;
Dám đâu mưa gió giở bàn tay,
Những sự ba đào xeo tấc lưỡi,

Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường Lượt xem: 21781
19/08/2013 08:26
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!(1)
Cái nợ ba sinh đã trả rồi(2)
Chôn chặt văn chương ba tấc đất(3)
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.(4)

Đánh đu Lượt xem: 70448
19/08/2013 08:24
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,(1)
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

Hang Cắc Cớ Lượt xem: 22458
19/08/2013 08:22
Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.

Hiển thị 1841 - 1850 tin trong 2148 kết quả