nguồn : http://vi.wikipedia.org
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:
Thủy tiên
Lượt xem: 17503
18/12/2014 21:21
Biết rằng gốc tích tự đâu ra?
Cốt cách thiên nhiên vẻ ngọc ngà
Trước án đặt vào trong bể đá
Sáng mai bỗng nở mấy chồi hoa.
Hoa cúc
Lượt xem: 22950
18/12/2014 21:20
Trăm hoa đua nở, vắng ngươi hoài !
Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi
Tháng rét một mình, thưa bóng bạn
Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai
Chốn quê
Lượt xem: 12331
18/12/2014 21:20
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò.
Thu vịnh
Lượt xem: 20726
18/12/2014 21:19
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Sơn trà (tạ lại người cho trà)
Lượt xem: 19705
18/12/2014 21:18
Xuân lai khách tặng ngã sơn trà,
Túy lý mông lung bất biện hoa
Bạch phát thương nhan ngô lão hỉ,
Hồng bào kim đái tử chân da ?
Câu đối tết
Lượt xem: 23892
18/12/2014 21:16
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Uớc gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
Trở về vườn cũ
Lượt xem: 23835
18/12/2014 21:16
Vườn Bùi chốn cũ,
Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây
Trông ngoài sân đưa nở mấy chồi cây
Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế
Uống rượu ở vườn Bùi
Lượt xem: 19684
18/12/2014 21:15
Túy Ông ý chẳng say về rượu
Say vì đâu, nước thẳm với non cao
Non lặng ngắt, nước tuôn ào
Tôi với bác xưa nay cùng thích thế
Về nghỉ nhà
Lượt xem: 25977
18/12/2014 21:14
Tóc bạc, lòng son chửa dám già
Ơn vua nhờ được nghỉ về nhà
Nước non cây cỏ còn như cũ
Ghế gậy cân đai thế cũng là
Nghe hát đêm khuya
Lượt xem: 14407
18/12/2014 21:12
Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy
Nửa chen mặt nước, nửa từng mây
Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước
Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây
Hiển thị 871 - 880 tin trong 2187 kết quả