nguồn : http://vi.wikipedia.org
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Từ khi còn là một sinh viên, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm. Năm 1941, nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến thăm kinh đô Huế.
Năm 1943, ông tốt nghiệp tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức tranh "Mùa Hè" của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.
Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam và Pháp, Tạ Tỵ cùng với nhiều hoạ sĩ Việt Nam khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên trong Liên khu 3. Tác phẩm "Nhớ Hà Nội" năm 1947 (20 × 25 cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này.
Tháng 5 năm 1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà Nội. Ông viết cho một người bạn rằng "Cách suy nghĩ của tôi không hợp với kháng chiến sau mấy năm chung sống với họ".
Bắt đầu từ đầu thập niên 1950, ngoài tài vẽ chân dung hí họa, ông còn sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện, thơ, kịch bản, bút ký...
Năm 1951, ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.
Sau 1954, ông vào Nam và sống ở Sài Gòn. Ở đây ông đã phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc sau cùng là trung tá trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị.
Năm 1956, ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Năm 1961, ông triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng cũng ở nơi đó.
Năm 1975, sau thời gian học tập cải tạo, ông cùng vợ con vượt biển đến Malaysia và đến định cư tại Hoa Kỳ.
Trong thời gian sống tại nước ngoài, Tạ Tỵ lại tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau khi vợ ông qua đời tại Hoa Kỳ, ông quyết định trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê hương mình.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.
Tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở Tokyo, San Francisco, New York và Paris
Tạ Tỵ là một nghệ sĩ đa tài. Ban đầu ông có vẽ sơn mài, cùng thời kỳ với những họa sĩ như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm... Nhưng ông được biết đến nhiều hơn cả khi đi theo trường phái tranh lập thể. Theo họa sĩ Trịnh Cung, Tạ Tỵ là người gắn bó và đi đầu trong phong cách hội họa lập thể ở Việt Nam từ thập niên 1940 đến 1960. Sang thập niên 1970, ông chuyển sang phong cách trừu tượng.
Tuy sống trong thời kì hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng người ta không tìm thấy bóng dáng chiến tranh trong hội họa Tạ Tỵ. Một mảng tranh được công chúng biết đến nhiều là những bức ký họa do Tạ Tỵ vẽ về những nghệ sĩ mà ông quen biết. Những bức chân dung các nghệ sĩ như Đái Đức Tuấn, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn... có thể tìm thấy nhiều trên sách báo miền Nam Việt Nam trước 1975 và được giới nghệ sĩ đánh giá cao.
Ngoài hội hoạ, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện, thơ, kịch bản, bút ký... Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, Tạ Tỵ đã để lại nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau.
Ðề tựa cho tuyển tập truyện ngắn Những Viên Sỏi của Tạ Tỵ xuất bản lần đầu tiên, Nhà văn Nguyễn Hoạt viết: "Tôi nhận thấy trong con người Tạ Tỵ cũng như trong tác phẩm văn chương của anh, cái đáng yêu nhất, đáng quý nhất vẫn là 'Tình Thương' chân thành, một 'Tình Thương' do sự khích động qua xúc cảm mà bật ra, chứ không phải là một thứ văn chương hời hợt, giả tạo."
Năm 1951, Tạ Tỵ triển lãm tranh tại Hà Nội, có lẽ bức tranh sơn dầu mang tên Cô Đơn (67 x 54.5 cm) đã có mặt.(xem ảnh) Bức tranh Cô Đơn được nhà Sotheby đấu giá hồi tháng 4 năm 2000, và bán được với giá khá cao: 19.550 Singapore dollars.
Trong catalogue của Sotheby đã nhận xét bức tranh:
Vào đầu thập niên 1960, Tạ Tỵ vẽ một loạt 50 chân dung của các nhân vật văn nghệ miền Nam Việt Nam. Đây là loạt tranh chân dung đầu tiên thể hiện những cá nhân độc đáo, trong một phong cách đặc biệt. Sự phối hợp truyền thần và phong cách Lập thể, những mảng màu tương phản gắt gao cắt nhau, nhằm bộc lộ cá tính và nghề nghiệp của nhân vật.
Như bức tranh Chân dung Vi Huyền Đắc là một ví dụ. Vi Huyền Đắc vừa là nhà ngôn ngữ học, tự vị học và nhà viết kịch. Nhưng nơi con người có nhiều khả năng này, Tạ Tỵ đã chọn "nhà viết kịch" để thể hiện Vi Huyền Đắc: chân dung được trình bày bên cạnh bức màn sân khấu đỏ rực, cứ như Vi Huyền Đắc đang ở bên cánh gà.
Bức Mùa hè đỏ lửa (1972, 350 x 170 cm), khi Tạ Tỵ trở về Việt Nam, bức tranh được đổi tên Cất Cánh, vẽ theo phong cách trừu tượng, được treo ở Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998. Đây là bức tranh sơn dầu lớn nhất trong bộ sưu tập của nhà bảo tàng này.
|
|
Thân phận người đàn bà
Lượt xem: 18178
19/08/2013 08:40
Hỡi chị em ơi có biết không
Một bên con khóc một bên chồng.
Bố cu lổm ngồm bò trên bùng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.
Khóc Tổng Cóc
Lượt xem: 21568
19/08/2013 08:39
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,(1)
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!(2)
Hang Thánh Hóa Chùa Thầy (Hang Thánh Hóa)
Lượt xem: 22082
19/08/2013 08:37
Khen thay con tạo khéo khôn phàm,(2)
Một đố giương ra biết mấy ngoàm.(3)
Lườn đá cỏ leo sở rậm rạp,
Lách khe nước rỉ mó lam nham.
Quả mít
Lượt xem: 26420
19/08/2013 08:36
Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,(1)
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
Mắng học trò dốt Ii
Lượt xem: 73769
19/08/2013 08:35
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền!
Vô âm nữ (Quan thị)
Lượt xem: 22806
19/08/2013 08:33
Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình(2) vứt bỏ đâu.
Rúc rích thây cha con chuột nhắt,(3)
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu(4)
Một cảnh chùa
Lượt xem: 22203
19/08/2013 08:32
Tình cảnh ấy, nước non này
Dẫu không Bồng Đảo cũng Tiên đây,
Hành Sơn mực điểm đôi hàng nhạn,
Thức Lĩnh(1) đen trùm một thức mây,
Cảnh thu
Lượt xem: 19284
19/08/2013 08:31
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt mưa,
Bút thần khôn vẽ cảnh tiếu sơ,
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Trống thủng
Lượt xem: 19405
19/08/2013 08:30
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi,
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi,
Chơi chợ Chùa Thầy
Lượt xem: 20686
19/08/2013 08:29
Hoá công xây đắp đã bao đời,
Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời. (1)
Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng,
Ban chiều mây họp, tối trăng chơi.
Hiển thị 1911 - 1920 tin trong 2223 kết quả