Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.

Từ khi còn là một sinh viên, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm. Năm 1941, nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến thăm kinh đô Huế.

Năm 1943, ông tốt nghiệp tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức tranh "Mùa Hè" của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.

Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt NamPháp, Tạ Tỵ cùng với nhiều hoạ sĩ Việt Nam khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên trong Liên khu 3. Tác phẩm "Nhớ Hà Nội" năm 1947 (20 × 25 cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này.

Tháng 5 năm 1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà Nội. Ông viết cho một người bạn rằng "Cách suy nghĩ của tôi không hợp với kháng chiến sau mấy năm chung sống với họ".

Bắt đầu từ đầu thập niên 1950, ngoài tài vẽ chân dung hí họa, ông còn sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện, thơ, kịch bản, bút ký...

Năm 1951, ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.

Sau 1954, ông vào Nam và sống ở Sài Gòn. Ở đây ông đã phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc sau cùng là trung tá trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị.

Năm 1956, ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Năm 1961, ông triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng cũng ở nơi đó.

Năm 1975, sau thời gian học tập cải tạo, ông cùng vợ con vượt biển đến Malaysia và đến định cư tại Hoa Kỳ.

Trong thời gian sống tại nước ngoài, Tạ Tỵ lại tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau khi vợ ông qua đời tại Hoa Kỳ, ông quyết định trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê hương mình.

Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Tác phẩm

Hội họa

  • Năm 1951: triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.
  • Năm 1956: cuộc triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn.
  • Năm 1961: Cuộc triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng ở Sài Gòn.

Tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở Tokyo, San Francisco, New YorkParis

Văn chương

  • Những Viên Sỏi (tập truyện), NXB Nam Chi Tùng Thư 1962
  • Yêu Và Thù (tập truyện), NXB Phạm Quang Khai 1970
  • Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (nhận định văn học), NXB Nam Chi Tùng Thư 1970
  • Phạm Duy Còn Ðó Nỗi Buồn, NXB Văn Sử Học 1971
  • Cho Cuộc Đời (thơ), NXB Khai Phóng 1971
  • Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Nhận định văn học), NXB Lá Bối 1972
  • Bao Giờ (tập truyện), NXB Gìn Vàng Gởi Ngọc 1972
  • Ý Nghĩ (tạp văn), NXB Khai Phóng 1974
  • Ðáy Ðịa Ngục (hồi ký), NXB Thằng Mõ 1985
  • Những Khuôn Mặt Văn Nghệ - Đã Ði Qua Ðời Tôi (hồi ký), NXB Thằng Mõ 1990
  • Xóm Nhà Tôi (tập truyện), NXB Xuân Thu 1992
  • ...

Nhận xét

Tạ Tỵ là một nghệ sĩ đa tài. Ban đầu ông có vẽ sơn mài, cùng thời kỳ với những họa sĩ như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm... Nhưng ông được biết đến nhiều hơn cả khi đi theo trường phái tranh lập thể. Theo họa sĩ Trịnh Cung, Tạ Tỵ là người gắn bó và đi đầu trong phong cách hội họa lập thể ở Việt Nam từ thập niên 1940 đến 1960. Sang thập niên 1970, ông chuyển sang phong cách trừu tượng.

Tuy sống trong thời kì hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng người ta không tìm thấy bóng dáng chiến tranh trong hội họa Tạ Tỵ. Một mảng tranh được công chúng biết đến nhiều là những bức ký họa do Tạ Tỵ vẽ về những nghệ sĩ mà ông quen biết. Những bức chân dung các nghệ sĩ như Đái Đức Tuấn, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn... có thể tìm thấy nhiều trên sách báo miền Nam Việt Nam trước 1975 và được giới nghệ sĩ đánh giá cao.

Ngoài hội hoạ, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện, thơ, kịch bản, bút ký... Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, Tạ Tỵ đã để lại nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau.

Ðề tựa cho tuyển tập truyện ngắn Những Viên Sỏi của Tạ Tỵ xuất bản lần đầu tiên, Nhà văn Nguyễn Hoạt viết: "Tôi nhận thấy trong con người Tạ Tỵ cũng như trong tác phẩm văn chương của anh, cái đáng yêu nhất, đáng quý nhất vẫn là 'Tình Thương' chân thành, một 'Tình Thương' do sự khích động qua xúc cảm mà bật ra, chứ không phải là một thứ văn chương hời hợt, giả tạo."

Tranh Tạ Tỵ

Năm 1951, Tạ Tỵ triển lãm tranh tại Hà Nội, có lẽ bức tranh sơn dầu mang tên Cô Đơn (67 x 54.5 cm) đã có mặt.(xem ảnh) Bức tranh Cô Đơn được nhà Sotheby đấu giá hồi tháng 4 năm 2000, và bán được với giá khá cao: 19.550 Singapore dollars.

Trong catalogue của Sotheby đã nhận xét bức tranh:

"Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Lập Thể của Tạ Tỵ. Tác giả sử dụng tài tình những màu sắc mạnh mẽ, đặt nhân vật ngay vào ngay trung tâm bức tranh, những hình thể kỹ hà, chẳng hạn như việc xử lý mái tóc không tuân theo luật đăng đối, đường nét mạnh bạo của chiếc cổ và sự sắp xếp của khăn quàng thành những mặt cắt của một hình kim cương… tất cả bố cục này tạo thành một bức tranh Lập Thể độc đáo."

Vào đầu thập niên 1960, Tạ Tỵ vẽ một loạt 50 chân dung của các nhân vật văn nghệ miền Nam Việt Nam. Đây là loạt tranh chân dung đầu tiên thể hiện những cá nhân độc đáo, trong một phong cách đặc biệt. Sự phối hợp truyền thần và phong cách Lập thể, những mảng màu tương phản gắt gao cắt nhau, nhằm bộc lộ cá tính và nghề nghiệp của nhân vật.

Như bức tranh Chân dung Vi Huyền Đắc là một ví dụ. Vi Huyền Đắc vừa là nhà ngôn ngữ học, tự vị học và nhà viết kịch. Nhưng nơi con người có nhiều khả năng này, Tạ Tỵ đã chọn "nhà viết kịch" để thể hiện Vi Huyền Đắc: chân dung được trình bày bên cạnh bức màn sân khấu đỏ rực, cứ như Vi Huyền Đắc đang ở bên cánh gà.

Bức Mùa hè đỏ lửa (1972, 350 x 170 cm), khi Tạ Tỵ trở về Việt Nam, bức tranh được đổi tên Cất Cánh, vẽ theo phong cách trừu tượng, được treo ở Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998. Đây là bức tranh sơn dầu lớn nhất trong bộ sưu tập của nhà bảo tàng này.

Thơ Tạ Tỵ

Thương về năm cửa Ô xưa
Tôi đứng bên này vỹ tuyến
Thương về năm cửa Ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Rền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vĩ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa...
Cửa Ô ơi, cửa Ô
Năm ngả đường đất nước
Trôi từ vạn nẻo sông hồ
Nắng mưa bốn hướng đổ vào lòng Hà Nội
Gục đầu nhớ tiếng võng đưa!...
Có biết chăng ai, mái tóc bồng bềnh chảy xuôi ý đẹp
Có nhớ chăng ai, lệ nào ướt đẫm tình người
Tê tái tiếng cười
Từng cánh hoa đời khép lại
Thương về năm cửa Ô xưa!...
Câu chuyện ngày xưa
(Trích)
...Một buổi em đi mười chín
Lấy chồng Kinh Bắc xa xôi.
Đồi núi chập chùng mở hội,
Gió về se lạnh lòng tôi.
Gác nhỏ giã từ tưởng vọng
Mưa về quằn quại tiếc thương
Đâu giấc mơ tình dằng dặc?
Nhìn qua ô cửa mười phương...
...Em lại trở về buồng cũ
Bên chồng ôm ấp con thơ.
Tôi lại trở về gác nhỏ,
Nhìn em như chẳng bao giờ.
Nhưng thôi còn đâu buổi ấy
Tôi ngồi dằn bút lòng đau.
Gác cũ trơ vơ gạch ngói,
Kinh thành tang tóc lên mầu.
Phố nhỏ nằm trơ nắng rãi
Bóng nghiêng cây đổ đường dài.
Lớp lớp nhà xiêu bụi trắng,
Mùa thu tím sắc lòng ai?
Em có về đây một buổi
Tôi chờ đã héo mầu hoa.
Năm tháng phai xanh tàn tạ,
Hờ ơi, thuở ấy đâu mà ?...
(Hà Nội, 1952)

chú thích

Các tác phẩm khác

Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23924
07/01/2015 17:00
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 28455
07/01/2015 16:54
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.

Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19522
07/01/2015 16:47
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Phan Châu Trinh (1872–1926) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23512
07/01/2015 16:39
Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].

Phan Bội Châu (1867–1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26266
07/01/2015 15:01
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

Nguyễn Vỹ (1912-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28331
07/01/2015 14:37
Nguyễn Vỹ (1912[1]-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên[2] từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An)-Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.

Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27881
07/01/2015 10:52
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Nguyễn Duy (1948 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 30404
07/01/2015 10:42
Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.

Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21405
07/01/2015 10:39
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27952
07/01/2015 10:31
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.

Hiển thị 1 - 10 tin trong 2223 kết quả