Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Phạm Huy Thông (19161988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.

Nguồn gốc

Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Tiểu sử

Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Học tập tại Pháp

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Hoạt động tại miền Bắc

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài ThanhHoài Chân.

Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].

Tác phẩm

Thơ:

  • Tiếng địch sông Ô (1936)
  • Con voi già
  • Anh-Nga (1936)
  • Tiếng sóng (1934)
  • Yêu-đương (1934)

chú thích

Các tác phẩm khác

Đôi dòng tiểu sử Lượt xem: 17449
18/12/2014 09:07
Nguyễn Bính sinh năm 1919 ở làng Thiện Vịnh huyện Vụ Bản Nam Ðịnh, không hề dến trường, chỉ học ở nhà với cha và cậu.
Ông làm thơ năm 13 tuổi, tổng cộng gần một ngàn bài. Ðược giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn năm 1937.
Thơ đã đăng ở : Ngày Nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Nam cường.
Ðã xuất bản: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân.

Tựu trường Lượt xem: 12846
18/12/2014 09:04
Những nàng thiếu nữ sông Hương
Da thơm là phấn môi hường là son
Tựu trường san sát chân thon
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời

Cô hàng xóm Lượt xem: 30237
18/12/2014 09:03
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

Lỡ bước sang ngang Lượt xem: 14798
18/12/2014 08:12
"Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa.

Tiếng trống đêm xuân Lượt xem: 10000
18/12/2014 08:11
Chiều xuân, mưa bụi nghiêng nghiêng
Mưa không ướt áo người xem hội làng.
Khen ai nhuộm nhiễu Tam Giang
Đánh dây xà tích cho nàng chơi xuân.

Đôi nhạn ! Lượt xem: 40507
18/12/2014 00:29
Một bông cúc nở trong vườn vắng
Gió lạnh ngàn phương lướt thướt về
Lá úa dần mòn rơi rụng hết
Sương mù giăng mắc lụa lê thê

Em và bông cỏ may Lượt xem: 25618
18/12/2014 00:16
Cỏ may ơi hỡi cỏ may
Lời thề ai để cho ai buộc vào
Tuổi thơ ngày ấy qua mau
Pha lê màu áo tìm đâu bây giờ

Mưa bong bóng Lượt xem: 20954
18/12/2014 00:15
Mưa rơi ướt lối em về
Hương mùi tóc rối nửa che nửa hờ
Phố chìm trong nét ngây thơ
Phập phồng bong bóng mưa rơi nhạt nhoà

Tâm sự Mai Đình Lượt xem: 27665
18/12/2014 00:14
Có một lần ngồi xem vở cải lương xã hội "Hàn mặc Tử".......trong cái cảm xúc cho mối tình thầm kín của Mai Đình, sự hy sinh tận tụy trong vỏ tuồng bi đát ấy. Dựa theo tích của soạn giả cải lương nên mạo muội viết vài dòng thơ đối với lòng tôn kính cho cuộc tình của cô hàng xóm Mai Đình dành cho thi sĩ Hàn Mặc Tử

Yêu dấu tan theo Lượt xem: 26343
18/12/2014 00:13
Thôi đã hết rồi những chuyện xưa
Một người đứng tựa bên song thưa
Nhìn giọt mưa ngâu trong đêm vắng
Cuối thu gió lạnh thổi sang mùa

Hiển thị 1011 - 1020 tin trong 2136 kết quả