Xướng:
- Trần Mạnh Hùng
Hoạ:
- Sao Mai
- KimGiang
- ViVi02
- LuKy
- Nguyens
Nghiêng Nghiêng suối tóc dáng hoa mơ.
Chảy xoã bờ vai chảy hững hờ.
Vời vợi đông sầu vương khoé mắt.
Mơ màng thu nhuộm dáng hoang sơ.
Em mang ân ái đan thành mộng.
Em dệt tình yêu sợi ngẩn ngơ.
Nước mắt lăn dài theo luyến nhớ
Nỗi buồn còn động chút ngây thơ
Trần Mạnh Hùng
Họa
Tình Nồng
(Họa "Nỗi buồn" của TMH)
Lim dim mắt ngọc thoáng tình mơ
Nhè nhẹ lâng lâng môi khép hờ
Lá thắm sớm nay duyên biếc biếc
Tình nồng xưa ấy mộng đơn sơ
Ai yêu da diết cho tim nhớ
Ai khổ u hoài khiến dạ ngơ
Ta khóc thương ta trong khắc khoải
Cho ai lưu luyến một đời thơ.
SM - 04/12/2005
Chỉ Dám Mơ
(Họa "Nỗi Buồn" của TMH)
Ngày ấy nàng trao một tứ thơ
Mang về tôi đọc hóa ngơ ngơ
Nàng gieo tình tứ ôi sao mượt !
Tôi viết hồi âm tựa mướp sơ !
Thanh trắc thanh bằng kho sắc khó
Nghĩa đen nghĩa bóng hơ huyền hờ
Đành thôi không dám làm thơ nữa
Thôi hết yêu nàng chỉ dám mơ !
SM -04/12/2005
Họa theo NỖI BUỒN của TMH.
TƯỞNG TƯỢNG
Ta ngồi tưởng tượng mối tình mơ
Khỏa lấp buồn đau, chỗ dựa hờ
Cứ cháy bừng lên theo ánh mắt
Không tàn, lặng dấu vẻ thân sơ.
Âm thầm lắng đáy lòng say mộng
Dậy sóng tung bờ dạ ngẩn ngơ!
Cứ ngỡ dần dần tan nỗi nhớ
Ai ngờ thống thiết dội vào thơ.
Kim Giang
Tình hờ
Còn gì đâu nữa mộng và mơ
Giã biệt từ đây tình hững hờ
“Yêu” vốn tự nhiên “tính bổn thiện”
Người do tạo hóa “nhân chi sơ”
Nhưng đời vẫn bể dâu oan trái
Nên gặp nhiều gian dối ngất ngơ
Thôi nhé từ đây xin giã biệt
Tro tàn thưong tiếc mộng tình thơ
vivi02
Nhuận sắc bởi LÁ CHỜ RƠI
Họa ngược vần bài Nỗi Buồn của Bác TMH
Hoa rơi vội nhặt ép trang thơ
Cánh mỏng mong manh thoáng ngẩn ngơ
Còn đậm mùi hương thời mới nở
Chẳng phai màu sắc thủa ban sơ
Khi tươi ong bướm vờn đua lượn
Lúc héo bướm ong lại hững hờ
Ta ép vào thơ mong mãi nhớ
Một thời hoa mộng đẹp như mơ
LuKy
Ý kiến nhuận sắc bởi lá Chờ Rơi
Họa
Mơ màng
Nửa đêm thức dậy tưởng đang mơ
Thoáng mắt ngươì xưa chút hững hờ
Bỡ ngỡ đong đầy tình heó hắt
Thẫn thờ lắng cạn cảnh đơn sơ
Gió đông hờ hững vần thơ mộng
Tuyết lạnh mơ màng ghép chữ ngơ
Caí rét đêm trường dâng nỗi nhớ
Se buồn giá buốt ngập hồn thơ
Nguyễns
Hoa lúa
Lượt xem: 40394
07/01/2015 18:49
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Hoa hải đường
Lượt xem: 44081
07/01/2015 18:47
Phe phẩy màu xuân ngọn gió đông
Bên thềm sương ngát, ánh trăng lồng
Canh khuya những sợ rồi hoa ngủ
Khêu ngọn đèn cao ngắm vẻ hồng.
Cái bát xinh xinh
Lượt xem: 32686
07/01/2015 18:45
Mẹ cha công tác
Nhà máy Bát Tràng
Mang về cho bé
Cái bát xinh xinh
Quên & Nhớ
Lượt xem: 38617
07/01/2015 18:43
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.
Không đề
Lượt xem: 30971
07/01/2015 18:42
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời
Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22823
07/01/2015 17:38
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).
Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21891
07/01/2015 17:31
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).
Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22822
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.
Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 23567
07/01/2015 17:14
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.
Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23451
07/01/2015 17:08
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.
Hiển thị 31 - 40 tin trong 2263 kết quả