Xướng:
- Trần Mạnh Hùng
Hoạ:
- Sao Mai
- KimGiang
- ViVi02
- LuKy
- Nguyens
Nghiêng Nghiêng suối tóc dáng hoa mơ.
Chảy xoã bờ vai chảy hững hờ.
Vời vợi đông sầu vương khoé mắt.
Mơ màng thu nhuộm dáng hoang sơ.
Em mang ân ái đan thành mộng.
Em dệt tình yêu sợi ngẩn ngơ.
Nước mắt lăn dài theo luyến nhớ
Nỗi buồn còn động chút ngây thơ
Trần Mạnh Hùng
Họa
Tình Nồng
(Họa "Nỗi buồn" của TMH)
Lim dim mắt ngọc thoáng tình mơ
Nhè nhẹ lâng lâng môi khép hờ
Lá thắm sớm nay duyên biếc biếc
Tình nồng xưa ấy mộng đơn sơ
Ai yêu da diết cho tim nhớ
Ai khổ u hoài khiến dạ ngơ
Ta khóc thương ta trong khắc khoải
Cho ai lưu luyến một đời thơ.
SM - 04/12/2005
Chỉ Dám Mơ
(Họa "Nỗi Buồn" của TMH)
Ngày ấy nàng trao một tứ thơ
Mang về tôi đọc hóa ngơ ngơ
Nàng gieo tình tứ ôi sao mượt !
Tôi viết hồi âm tựa mướp sơ !
Thanh trắc thanh bằng kho sắc khó
Nghĩa đen nghĩa bóng hơ huyền hờ
Đành thôi không dám làm thơ nữa
Thôi hết yêu nàng chỉ dám mơ !
SM -04/12/2005
Họa theo NỖI BUỒN của TMH.
TƯỞNG TƯỢNG
Ta ngồi tưởng tượng mối tình mơ
Khỏa lấp buồn đau, chỗ dựa hờ
Cứ cháy bừng lên theo ánh mắt
Không tàn, lặng dấu vẻ thân sơ.
Âm thầm lắng đáy lòng say mộng
Dậy sóng tung bờ dạ ngẩn ngơ!
Cứ ngỡ dần dần tan nỗi nhớ
Ai ngờ thống thiết dội vào thơ.
Kim Giang
Tình hờ
Còn gì đâu nữa mộng và mơ
Giã biệt từ đây tình hững hờ
“Yêu” vốn tự nhiên “tính bổn thiện”
Người do tạo hóa “nhân chi sơ”
Nhưng đời vẫn bể dâu oan trái
Nên gặp nhiều gian dối ngất ngơ
Thôi nhé từ đây xin giã biệt
Tro tàn thưong tiếc mộng tình thơ
vivi02
Nhuận sắc bởi LÁ CHỜ RƠI
Họa ngược vần bài Nỗi Buồn của Bác TMH
Hoa rơi vội nhặt ép trang thơ
Cánh mỏng mong manh thoáng ngẩn ngơ
Còn đậm mùi hương thời mới nở
Chẳng phai màu sắc thủa ban sơ
Khi tươi ong bướm vờn đua lượn
Lúc héo bướm ong lại hững hờ
Ta ép vào thơ mong mãi nhớ
Một thời hoa mộng đẹp như mơ
LuKy
Ý kiến nhuận sắc bởi lá Chờ Rơi
Họa
Mơ màng
Nửa đêm thức dậy tưởng đang mơ
Thoáng mắt ngươì xưa chút hững hờ
Bỡ ngỡ đong đầy tình heó hắt
Thẫn thờ lắng cạn cảnh đơn sơ
Gió đông hờ hững vần thơ mộng
Tuyết lạnh mơ màng ghép chữ ngơ
Caí rét đêm trường dâng nỗi nhớ
Se buồn giá buốt ngập hồn thơ
Nguyễns
Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27492
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19765
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22523
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27694
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28243
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30113
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22759
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20673
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23428
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22455
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Hiển thị 101 - 110 tin trong 2263 kết quả