Thơ

Nửa đêm không ngủ
Nhớ về Hà Nội mến thương
Hà Nội ơi Hà Nội
Tương tư thức trắng canh trường

Hà Nội của tôi
Của một triệu người lìa Hà Nội
Bỏ quê hương bỏ cả phố phường
Đánh mất tuổi thơ, chôn vùi kỷ niệm
Bỗng đêm nay sống lại trong tôi
Những con đường Hà Nội mến thân ơi

Hỡi những con đường
Có từ lúc tôi ôm bầu sữa mẹ
Những vỉa hè quen thuộc tự ngày xưa
Những vỉa hè phơi nắng dầm mưa
Chân chập chững theo chiều tay mẹ dắt
Rồi nhớn lên
Giữa những con đường dằng dặc
Tiếp nối nhau theo bờ ngói xiêu xiêu
Tiếp nối nhau như tay của người yêu
Truyền hơi thở khi gió mùa đến sớm

Những con đường
Những con đường rờn rợn
Tiếng chân người lạnh lẽo gõ đêm khuya
Nghe than van từng điệp khúc não nề
Nghe rỉ rả mưa phùn lầy lội
Nghe rụng xuống dưới chân tường xám hối
Những thân tàn rũ gục chết mùa đông
Từng âm thanh gờn gợn buốt trong lòng...

Hà Nội, ôi Hà Nội !
Hà Nội của tôi
Với hình ảnh Mẹ già khắc khoải
Với em thơ mòn mỏi đếm ngày xanh
Vọng tiếng thời gian bóng xế ngang mành
Nghe thương nhớ nghẹn ngào trong ngực
Đường phố cũ chôn vùi uất ức
Thanh xuân nào e ấp giữa bàn tay
Vào chợ đời đánh mất tuổi thơ ngây
Nhìn mắt trắng buồn tênh cười thế sự

Những con đường
Ôi, những con đường cũ
Chiều phế hưng nằm ngủ dưới thời gian
Lớp bụi đời phủ trắng màu tang
Trong im lặng của bao người Hà Nội
Mà năm tháng chưa xoá mờ tội lỗi
Cứ đêm đêm từ 5 cửa Ô xa
Hát vọng về theo những canh gà
Tiếng sênh phách hú hồn ma quỷ
Bánh xe nghiến mặt đường rền rĩ
Tóc ca nhi chảy ướt vũng bùn nhơ
Hà Nội ơi ! Vỡ nát cả mong chờ


Hà Nội, chao ôi Hà Nội
Hà Nội với những con đường đọng tím
Những con đường câm nín
Những con đường chết lịm ở tim tôi.
Tuổi hoa niên từng hát khúc yêu đời
Và nhảy múa khắp nẻo đường Hà Nội
Bao thương mến với bao nhiêu bối rối
Trôi về đây tàn phá cõi tâm linh
Trắng đêm thâu, trắng cả khối chân tình
Từng xác lá thu về vàng lối cỏ
Mùa úa héo dâng đầy đôi mắt nhỏ
Em ơi em ! Có biết thuở nào khuây
Nhớ thương nhau qua những cánh đêm gầy
Nhìn gương mặt hãi hùng sau giấc ngủ.

Ôi, Hà Nội
Ôi những con đường cũ
Đâu hàng Bông hàng Trống với hàng Khay
Đâu hàng Đào khoe nõn những bàn tay
Những đôi mắt nhìn nhau sầu ly cách
Nước Hồ Gươm còn xanh màu cẩm thạch ?
Tà áo ai còn đẹp buổi hoàng hôn ?
Nhớ thương xưa nhạt nắng những khung tường
Nghiêng nghiêng xuống mặt hồ ôm bóng nước

Những con đường
Những con đường năm trước.
Của ngày xưa, xa lắm Hà Nội ơi
Đêm nay về ngự trị giữa lòng tôi
Đêm nay về, với 5 cửa Ô nghẽn lối.
Thao thức mãi, từng canh gà báo vội
Rạng đông nào gối lệch tóc đêm sâu

Ở ngoài kia, bóng tối đã phai mầu !..

Các tác phẩm khác

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 17939
27/12/2014 14:22
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34682
27/12/2014 14:21
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29793
27/12/2014 14:21
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Thuận Hữu (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23073
27/12/2014 14:20
Nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu (sinh 1958) tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27126
27/12/2014 14:19
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24623
27/12/2014 14:18
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20209
27/12/2014 14:17
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.

Nguyễn Vũ Tiềm (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19339
27/12/2014 14:17
Nguyễn Vũ Tiềm, sinh năm: 1940, nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội
Bút danh: Hướng Thiện
Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trung Kiên (1973 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22112
27/12/2014 14:16
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.

Nguyễn Khoa Điềm (1943 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 29845
27/12/2014 14:15
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Hiển thị 51 - 60 tin trong 2242 kết quả