Nửa đêm không ngủ
Nhớ về Hà Nội mến thương
Hà Nội ơi Hà Nội
Tương tư thức trắng canh trường
Hà Nội của tôi
Của một triệu người lìa Hà Nội
Bỏ quê hương bỏ cả phố phường
Đánh mất tuổi thơ, chôn vùi kỷ niệm
Bỗng đêm nay sống lại trong tôi
Những con đường Hà Nội mến thân ơi
Hỡi những con đường
Có từ lúc tôi ôm bầu sữa mẹ
Những vỉa hè quen thuộc tự ngày xưa
Những vỉa hè phơi nắng dầm mưa
Chân chập chững theo chiều tay mẹ dắt
Rồi nhớn lên
Giữa những con đường dằng dặc
Tiếp nối nhau theo bờ ngói xiêu xiêu
Tiếp nối nhau như tay của người yêu
Truyền hơi thở khi gió mùa đến sớm
Những con đường
Những con đường rờn rợn
Tiếng chân người lạnh lẽo gõ đêm khuya
Nghe than van từng điệp khúc não nề
Nghe rỉ rả mưa phùn lầy lội
Nghe rụng xuống dưới chân tường xám hối
Những thân tàn rũ gục chết mùa đông
Từng âm thanh gờn gợn buốt trong lòng...
Hà Nội, ôi Hà Nội !
Hà Nội của tôi
Với hình ảnh Mẹ già khắc khoải
Với em thơ mòn mỏi đếm ngày xanh
Vọng tiếng thời gian bóng xế ngang mành
Nghe thương nhớ nghẹn ngào trong ngực
Đường phố cũ chôn vùi uất ức
Thanh xuân nào e ấp giữa bàn tay
Vào chợ đời đánh mất tuổi thơ ngây
Nhìn mắt trắng buồn tênh cười thế sự
Những con đường
Ôi, những con đường cũ
Chiều phế hưng nằm ngủ dưới thời gian
Lớp bụi đời phủ trắng màu tang
Trong im lặng của bao người Hà Nội
Mà năm tháng chưa xoá mờ tội lỗi
Cứ đêm đêm từ 5 cửa Ô xa
Hát vọng về theo những canh gà
Tiếng sênh phách hú hồn ma quỷ
Bánh xe nghiến mặt đường rền rĩ
Tóc ca nhi chảy ướt vũng bùn nhơ
Hà Nội ơi ! Vỡ nát cả mong chờ
Hà Nội, chao ôi Hà Nội
Hà Nội với những con đường đọng tím
Những con đường câm nín
Những con đường chết lịm ở tim tôi.
Tuổi hoa niên từng hát khúc yêu đời
Và nhảy múa khắp nẻo đường Hà Nội
Bao thương mến với bao nhiêu bối rối
Trôi về đây tàn phá cõi tâm linh
Trắng đêm thâu, trắng cả khối chân tình
Từng xác lá thu về vàng lối cỏ
Mùa úa héo dâng đầy đôi mắt nhỏ
Em ơi em ! Có biết thuở nào khuây
Nhớ thương nhau qua những cánh đêm gầy
Nhìn gương mặt hãi hùng sau giấc ngủ.
Ôi, Hà Nội
Ôi những con đường cũ
Đâu hàng Bông hàng Trống với hàng Khay
Đâu hàng Đào khoe nõn những bàn tay
Những đôi mắt nhìn nhau sầu ly cách
Nước Hồ Gươm còn xanh màu cẩm thạch ?
Tà áo ai còn đẹp buổi hoàng hôn ?
Nhớ thương xưa nhạt nắng những khung tường
Nghiêng nghiêng xuống mặt hồ ôm bóng nước
Những con đường
Những con đường năm trước.
Của ngày xưa, xa lắm Hà Nội ơi
Đêm nay về ngự trị giữa lòng tôi
Đêm nay về, với 5 cửa Ô nghẽn lối.
Thao thức mãi, từng canh gà báo vội
Rạng đông nào gối lệch tóc đêm sâu
Ở ngoài kia, bóng tối đã phai mầu !..
Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22799
06/01/2015 22:07
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.
Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24682
06/01/2015 21:01
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi.
Tiểu truyện
Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 29098
06/01/2015 20:50
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 27825
06/01/2015 20:41
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.
Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 14831
06/01/2015 20:35
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.
Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26924
06/01/2015 20:30
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.
Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 25441
06/01/2015 20:23
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Ác mộng
Lượt xem: 24126
06/01/2015 16:07
Tặng Nguyễn-Trọng-Phấn
Tôi mơ thấy đang nằm trên vũng máu,
Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu.
Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều,
Muôn vật đắmtr trong một màu đỏ khé.
Tiếng sáo thiên thai
Lượt xem: 26933
06/01/2015 16:06
Tặng Ngô-Bích-San
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! xa vắng, mênh mông là buồn...
Hồ xuân và thiếu nữ
Lượt xem: 30378
06/01/2015 16:05
Trên mặt hồ in màu ngọc biếc
Cô em đang bơi chiếc thuyền con
Lẳng lơ như cái chuồn chuồn
Lướt đuôi trên nước chập chờn ghẹo hoa.
Hiển thị 31 - 40 tin trong 2242 kết quả