Ðối diện ngọn đèn trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng đêm bắc bán cầu vần vũ trắng nơm nớp ai rình sau lưng ta nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà xa vắng núi và sông và vết rạn địa tầng nhắm mắt lại mà nhìn thăm thẳm yêu và đau quằn quại bi hùng dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng cột biên giới đóng từ thương đến nhớ ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá ai cứ sau mình lẩn quất như ma
Ai? im lặng! Ai? cái bóng! Ai? xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng bóng máu bầm đen sóng soải nền nhà thôi thì ta quay lại chuyện trò cùng cái bóng máu mê ta có một thời ta mê hát đồng ca chân thành và say đắm Ta là ta mà ta vẫn là ta
vâng - đã có một thời hùng vĩ lắm hùng vĩ đau thương, hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm vâng - một thời không thể nào phủ nhận tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược dòng thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ ợ lên nhồn nhột cả tim gan Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh nỗi day dứt khôn nguôi còn sạn gót chân nhói dài mỗi bước
Ai? không ai! vết bầm đen đấm ngực xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng Mẹ liệt sỹ gọi con đội mồ lên đi kiện ma cụt đầu phục kích nhà quan
Ai? không ai! vết bầm đen quều quào giơ tay xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma ma quái - ma cô - ma tà - ma mãnh. quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài đêm huyễn hoặc dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác mắt ai xanh lè lạnh toát lửa ma chơi
Ai? không ai! vết bầm đen ngửa mặt lên trời xứ sở linh thiêng sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh giấy rách mất lề Tượng Phật khóc, Ðức tin lưu lạc thiện - ác nhập nhằng công lý nổi lênh phênh
Ai? không ai vệt bầm đen tọa thiền xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương tuổi thơ oằn vai mồ hôi, nước mắt tuổi thơ oằn lưng xuống chiếc bơm xe đạp tuổi thơ bay như lá ngã tư đường bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng mở mắt... bóng nhân tài thất thểu
Ai? không ai vết bầm đen cúi đầu lặng thinh xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn. điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn vật giá tăng vì hạ giá linh hồn
Ai? không ai vết bầm đen vò tai xứ sở cần cù sao thật lắm Lãn Ông lắm mẹo lãn công giả vờ lĩnh lương giả vờ làm việc tội lỗi dửng dưng lạnh lùng gian ác vặt đạo chích thành tôn giáo phổ thông ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn buôn hàng lậu - buôn quan - buôn thánh thần buôn tuốt quyền lực bày ra đấu giá trước công đường
Ai? không ai vết bầm đen nhún vai xứ sở bao dung sao thật lắm thần dân lìa xứ lắm cuộc chia ly toe toét cười mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa chen nhau sang nước người làm thuê biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về
Ai? không ai vết bầm đen rứt tóc xứ sở kỷ cương sao thật lắm vua vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chỉa vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ lãnh chúa xứ quân san sát vùng cát cứ lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa luật pháp như đùa - như có - như không một người đi chật cả con đường
Ai? không ai vết bầm đen gập vuông thước thợ ?.?.?.
Ai? Ai? Ai? không ai vết bầm đen còng còng dấu hỏi thôi thì ta trở về còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại còn chút gì le lói ở trong lòng đôi khi nổi máu lên đồng hồn thoát xác rũ ruột gan ra đếm chích một giọt máu đem xét nghiệm tý trí thức - tý thợ cầy - tý điếm tý con buôn - tý cán bộ - tý thằng hề Phật và Ma mỗi thứ tý ty khốn nạn thân nhau nặng kiếp phân thân mặt nạ thì lột mặt nạ đi - lần lữa mãi mà chi dù dối nữa cũng không lừa được nữa khôn và ngu cũng có tính mức độ bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít mất vệ sinh bội thực tự hào sự thật hôn mê - ngộ độc tự hào bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại biết thế nhưng mà biết làm thế nào chả lẽ bây giờ bắc thang chửi bới thấy chửi bới nhẹ gian nanh cơ hội chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại lạy ông cơ chế, lạy bà tư duy xin đừng hót những điều chim chóc mãi đừng lớn lời khi dân lành ốm đói vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn đổi mới thật hay giả vờ đổi mới? máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng? thật đáng sợ ai không có ai thương càng đáng sợ không còn ai ghét ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết
Ta là gì? ta cần thiết cho ai? có thể ta không tin ai đó dù có sao vẫn tin ở con người
dù có sao đừng khoanh tay khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn? những người tốt đang cần liên hiệp lại dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng mạch tâm linh trong sạch vô ngần còn thơ còn dân
Ta là dân : vậy thì ta tồn tại giọt từng giọt nặng nhọc nặng nhọc thay dù có sao đừng thở dài còn da lông mọc còn chồi nảy cây
Moscow 5.1988
Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27732
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28260
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30146
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22803
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20705
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23463
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22491
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21701
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29584
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
Hiển thị 221 - 230 tin trong 2380 kết quả