Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu sử

  • Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1]. Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
  • Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.
  • Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...
  • Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
  • Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế".
  • Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm chọn lọc

  • Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)
  • Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
  • Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940);
  • Qua những màn tối (truyện, 1942);
  • Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942),
  • Quán nải (tiểu thuyết, 1943);
  • Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943);
  • Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943);
  • Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943);
  • Vực thẳm (truyện vừa, 1944);
  • Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
  • Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
  • Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946- 1961);
  • Đất nước yêu dấu (ký, 1949);
  • Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951);
  • Giữ thóc (truyện vừa, 1955);
  • Giọt máu (truyện ngắn, 1956);
  • Trời xanh (thơ, 1960)
  • Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
  • Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
  • Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
  • Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
  • Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972),
  • Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973);
  • Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973);
  • Sông núi quê hương (thơ, 1973);
  • Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
  • Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
  • Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, 1981);
  • Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993);
  • Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).

chú thích

Các tác phẩm khác

Chương C - đoạn C7 - khổ C7/7 Lượt xem: 17810
20/12/2014 07:10
Vọng quân hà sở kiến
Không (Hoang) sơn diệp tố đôi
Tự phi thanh dã (song bạch) trĩ
Tự vũ cách (mãn) giang mai

Chương C - đoạn C7 - khổ C7/8 Lượt xem: 19104
20/12/2014 07:08
Vọng quân hà sở kiến
Hà thủy khúc như câu
Trường không sổ điểm nhạn
331. Viễn phố nhất quy chu

Chương D - đoạn D1 Lượt xem: 18098
20/12/2014 07:07
Thiếp tâm như hoa thường hướng dương
Chỉ phạ quân tâm như lưu quang
Lưu quang nhất khứ bất phục chiếu
351. Hoa vị lưu quang hoàng hựu hoàng

Chương D - đoạn D2 - khổ D2/1 Lượt xem: 12438
20/12/2014 07:06
Lang nội xuân phong nhật tương yết Khả liên ngộ tận lương thì tiết Lương thì tiết Diêu hoàng Nguỵ tử [giá] đông phong Lương thì tiết Chức Nữ Ngưu Lang (khiên ngưu) hội minh nguyệt

Tiếng hát tòng chinh - Bài ca tiễn biệt Lượt xem: 12805
20/12/2014 07:04
Chúng ta đã quen thuộc với bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, tác phẩm bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn theo thể song thất lục bát. Đây có lẽ là bản thứ hai nhưng theo thể lục bát, do Cù An Hưng dịch. Đọc thấy lạ. Mời bạn đọc thưởng thức.

Gánh gạo đưa chồng Lượt xem: 21684
19/12/2014 22:31
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất
Thương cái cò lặn lội bờ sông

Cây thông Lượt xem: 19746
19/12/2014 22:30
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

Vịnh cảnh nghèo Lượt xem: 19514
19/12/2014 22:30
Chẳng phải rằng ngây chẳng phải đần
Bởi vì nhà khó hóa bần thần.
Mấy đời thầy kiện mà thua mẹo,
Nghĩ phận thằng nghèo phải biết than.

Than nghèo Lượt xem: 24703
19/12/2014 22:28
Chửa chán ru mà quấy mãi đây,
Nợ nần dan díu mấy năm nay.
Mang danh tài sắc cho nên nợ,
Quen thói phong lưu hóa phải vay.

Đi thi tự vịnh Lượt xem: 22477
19/12/2014 22:27
Đi không há lẽ trở về không ?
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Dở đem thân thế hẹn tang bồng.

Hiển thị 551 - 560 tin trong 2132 kết quả