nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:
Năm 1819[1] khi đã 41 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca.
Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…
Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước.
Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành, 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân, 1835 dẹp giặc Khách. Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc.
Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.
Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.
Hay:
Hoặc:
Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:
Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế.
Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng bò. Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:
Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":
Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:
Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.
Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi.
Cái nhìn
Lượt xem: 19221
18/12/2014 22:21
Tặng Nguyễn Thành Long
Mắt anh không được như xưa
Nhìn đêm bỡ ngỡ, nhìn trưa bàng hoàng
Nhìn mai như thể xuân sang
Nhìn chiều như thể thu choàng cỏ cây.
Quê hương
Lượt xem: 18390
18/12/2014 22:16
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nữa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Về hay ở
Lượt xem: 20568
18/12/2014 21:48
Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe;
Lặng đi kẻo động khách lòng quê.
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê ?
Tự trào
Lượt xem: 17265
18/12/2014 21:48
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Tự thuật
Lượt xem: 24043
18/12/2014 21:47
Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay,
Ông ngẩm mình ông, nghĩ cũng hay.
Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ ?
Răng long ngày trước hãy còn đây.
Duyên nợ
Lượt xem: 22628
18/12/2014 21:46
Cái duyên hay cái nợ nần,
Khi xa xa lắc, khi gần gần ghê.
Dấu hồng còn gửi tuyết nê,
Khi bay nào biết đông tê bóng hồng (1)
Lên lão
Lượt xem: 24461
18/12/2014 21:45
Ông chẳng hay ông tuổi đã già,
Năm lăm ông cũng lão đây mà.
Anh em làng xóm xin mời cả,
Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là.
Ông phỗng đá
Lượt xem: 27067
18/12/2014 21:44
Ông đứng làm chi đó hỡi ông ?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
Non nước đầy vơi có biết không ?
Hỏi phỗng đá
Lượt xem: 28963
18/12/2014 21:44
Người đâu tên họ là chi ?
Hỏi ra trích trích tri tri (1) nực cười.
Vắt tay ngoảnh mặt trông đời,
Cũng toan lo tính sự đời chi đây ?
Giả cách điếc
Lượt xem: 24324
18/12/2014 21:42
Trong thiên hạ có người giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây,
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày, (1)
Rở lối điếc, để sau này em út học.
Hiển thị 841 - 850 tin trong 2181 kết quả