nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:
Năm 1819[1] khi đã 41 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca.
Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…
Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước.
Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành, 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân, 1835 dẹp giặc Khách. Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc.
Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.
Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.
Hay:
Hoặc:
Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:
Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế.
Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng bò. Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:
Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":
Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:
Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.
Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi.
Thắc mắc
Lượt xem: 20017
19/12/2014 06:45
Tặng Lưu Quang Thuận
Hỏi mượn nhiều khi chẳng để dùng
Đến hồi giao trả mắt rưng rưng;
Lòng riêng lủi thủi xin từng tý
Lo sợ người ta quá lạnh lùng.
Viết tên trên cát
Lượt xem: 21199
19/12/2014 06:44
Tặng Phan Ngô
Ngồi viết tên yêu trên bãi cát,
Kỹ càng, chậm rãi, rõ như kêu
Ngón tay ấn mạnh từng đường kẻ
Cho thấm mong chờ, sâu mến yêu.
Chiêm bao
Lượt xem: 19036
19/12/2014 06:43
Tỉnh mộng rồi sao? Có lẽ nào
Ân tình ngắn ngủi thế chiêm bao?
Tay không trơ trọi tìm tay ngọc
Môi lạnh mân mê vị má đào.
Mong manh
Lượt xem: 15291
19/12/2014 06:43
Trong chậu, một đóa hoa vừa nở,
Một đóa hoa tươi buổi sớm đầu.
Vì biết đời hoa mau héo rũ
Nên tôi mong mỏi giữ cho lâu.
Kể lể
Lượt xem: 29552
19/12/2014 06:41
Em bỏ anh là phải lắm rồi!
Mến yêu chi kẻ chỉ buồn thôi,
Mến yêu chi kẻ bao giờ cũng
Ngơ ngác in như lạc giữa đời.
Tâm lý trên trời
Lượt xem: 16800
19/12/2014 06:40
Lòng em thay đổi như là,
Đổi thay cô ả Hằng Nga trên trời:
Có khi rực rỡ sáng ngời,
Có khi nhợt nhạt, khi thời đi đâu.
Thương
Lượt xem: 22735
19/12/2014 06:39
Đâu người em của thuở duyên thơ?
Đâu buổi lòng ta trống hững hờ
Bóng tối ý buồn len lỏi đến
Tìm người san sẻ bớt bơ vơ?
Vườn cũ
Lượt xem: 22517
19/12/2014 06:39
Kỷ niệm Tường Đông
Cánh cổng đi vào run rẩy đưa;
Lối đi cỏ rậm phủ che vừa.
Ngôi nhà mái cũ rêu in lớp
Hé bức rèm đơn đỡ nắng trưa.
Phượng
Lượt xem: 26114
19/12/2014 06:38
Lưu ly chất ngọc đọng màu bông
Cành rực hừng theo trận gió nồng
Ơi phượng! ngươi là cây đuốc sáng
Đất đầy tin tưởng vọng lên không.
Trái chín
Lượt xem: 23553
19/12/2014 06:37
Hỡi trái dưa lơ lửng trên cành
Sắc vàng chín nổi giữa màu xanh
Biết bao huyền diệu trong đời trái
Từ cõi hư vô đến tượng hình?
Hiển thị 811 - 820 tin trong 2181 kết quả