Thời chín năm, Quang Dũng thường qua lại vùng Thanh Hóa, lúc đó là vùng tự do có một số đông đúc người tản cư, đủ các giới từ Hà Nội ra, từ khu 3 vào ....Một lần Quang Dũng ghé thăm một người bạn thân và được anh ta kể chuyện cho nghe về một cô giáo dạy trường phổ thông trung học thị xã, tên và người đều đẹp. Nhà thơ si tình, tuy chưa gặp mặt người đẹp nhưng đã thấy lòng thổn thức. Và thế là một mình đi xuống bến sông, đùi kê cuốn sổ nhỏ, một bài thơ ra đời:
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu
Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người !
Phương nào đôi mắt ngó xa xôi
Nào ai biết được niềm u ẩn
Từng lắng nhiều trong những mảnh đời
Tôi viết chiều nay chiều tưởng vọng
Làm thơ mình lại tặng riêng mình
Sông trôi luống gợi dòng vô hạn
Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh
Thời đại bao lần khô nước mắt
Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư
Ngắn dài đã học người thiên cổ
Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ
Chiều ấy em về thương nhớ ai ?
Tôi chắc đường đi đã rất dài
Tim tím chiều hôm lên bóng núi
Dọc đường mờ những cánh hoa phai
Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh
Màu tím chiều chầm chậm
Hoàng hôn nghe một mình
Giáo đường chuông rời rạc
Tan vỡ nhiều âm thanh
Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh
Sau một vài lần không được gặp, cô giáo cùng em nhỏ đi về miền núi Nưa vùng Cổ Ðịnh ít lâu, Quang Dũng đã có dịp được trực tiếp chuyện trò với cô giáo ấy. Và một bài thơ văn xuôi khác ra đời:
“Tôi gặp em một chiều ấy nhiều mây nặng . Sao rất ít. Lưa thưa Bắc Ðẩu xa mờ. Tôi áo quần vừa độ bạc mầu năm tháng. Ðời nghèo với ý thơ.
Vầng trán em cao, sáng ngời linh hồn. Ôi đẹp và say đôi mắt. Mái tóc lung linh, áo trắng hiện về hư ảo. Người ơi ! Vườn xưa nhớ chuyện Liêu Trai. Ðêm vắng qua phố hoang tàn. Gió chạy dài heo hút.
Tôi nhớ chuyện đời em xưa . Ðời em bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu dòng lệ ....
Em vui cười thật không ? Rượu say đôi má đỏ hồng .... đau đớn. Ta thương NGƯỜI một sáng hôm nào - giường trắng tinh, gió mát thổi hương cau – gió mát từ ao, qua khung cửa sắt.
Giường trắng êm êm, dáng nằm ngoa ngoắt. Ôi không phải của mình - Chiếc rèm buông màn tím - Tường mát dịu màu xanh....
Chiều về đường quạnh vắng
Em đi
Tôi bâng khuâng thất vọng
Vẽ em trên dọc đường về
Em có yêu ta không ? Ta có yêu NGƯỜI chăng ? Ngoài ba mươi tuổi đều dang dở .
Trên đường đời phẳng phiu
Chúng ta là hai kẻ
Rất lang thang
Mấy phút gần đây tái ngộ
Nhìn em thấu rõ lối tâm tư
Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa
Tất cả mắt em là nghệ thuật
Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt...
Ðể em lại về suốt buổi trời mưa
Mưa cũng khắp cả ngày tôi hôm ấy
Em ơi ! Tình ngây thơ đã dậy
lại trở về
Mặc dầu tóc không còn xanh nữa
Và đôi chút râu ria ...
Nhớ người ba hôm nay
Ðời thấy càng đáng sống
Sống để mà say
Say suối tóc ngày xưa bây giờ bắt gặp
Phải chăng nguồn thông cảm là đây
Phút chốc em thành thần nữ
Ngự trị hồn ta
Một tình thương yêu liều lĩnh ...
Bạn càng kể đời em
Lại càng như rượu mạnh
Rượu mà Tiểu Nhiên và Mỵ Cơ
Ðã cùng uống trộm
Trong thiên truyện tình bất tử ngày xưa
Trưa nay ngồi bóng nhà thờ . Linh hồn mệt mỏi – chuông hồi vang “angélus” - Nhớ bức tranh cầu nguyện của Millet*
Viết những dòng thơ – không lề luật – mà chẳng tặng ai – Vì biết không bao giờ gửi, không bao giờ gửi, không bao giờ gửi .
Em ! Chúng ta đã quá nhiều đau thương, những tâm tư, những tình sử chan hòa nước mắt thay niềm vui, tiếng cười rồ dại ... Rất là mệt mỏi !
Lòng hào kiệt cổ xưa chợt dậy. Bực dọc ...Muốn đập tan mọi thứ - Nếu không là tất cả . Em ! Mái tóc với đời Em .
Vườn chanh sau dòng Mến Thánh Giá
Ðúng giờ chuông ban trưa
Quang Dũng làm thơ kèm theo tranh vẽ . Mỗi bài kèm một tranh.
Một chút thoáng qua trong đời anh !
Nguyễn Lê Huy
( Viết theo tài liệu của L.H.T)
Hỏi lối vào ca dao
Lượt xem: 28212
20/12/2014 15:59
Vũ Ngọc Phan (1912-1987)
Gặp đây mận mới hỏi đào
đường lên cổ tích, lối vào ca dao
Rau tần ai quẩy đi đâu
Lượt xem: 15871
20/12/2014 15:59
Trần Huyền Trân (1913-1989)
Ngỡ nàng công chúa họ Trần
hóa thi sĩ quẩy rau tần lãng du...
Ngơ ngác
Lượt xem: 25600
20/12/2014 15:58
Lưu Trọng Lư (1912-1991)
Từ lúc nào hỡi ngọn gió heo may
mang tâm sự thi nhân chưa tiện ngỏ
vàng trút xuống và cành sương nức nở
mặt đất hồi hộp lúc xạc xào thu.
Vầng trăng sống mòn
Lượt xem: 16798
20/12/2014 15:56
Nam Cao (1915-1951)
Trăng sáng tròn như vú mộng đầy
có vơi bớt cảnh sống mòn này?
Người viết thơ khỏa thân
Lượt xem: 19113
20/12/2014 15:51
Bých Khuê (1916-1946)
Câu thơ nhan sắc
chữ kết nên da ngà
hương trời đất bừng hoa
thi nhân hỡi tiếc chi vài mảnh vải?
Người say chưa tỉnh
Lượt xem: 17589
20/12/2014 15:50
Vũ Hoàng Chương (1916-1978)
Đâu chỉ cuộc say trong quỹ đạo
quay vòng muôn thuở các hành tinh
thi sĩ bao người say chếnh choáng
hư vô trong vũ trụ riêng mình.
Người tình khờ dại
Lượt xem: 20061
20/12/2014 15:48
Xuân Diệu (1916-1985)
Người phải lòng ư? Không đếm nổi
mang hương gửi gió, dại khờ chưa
nhặt phấn thông rơi làm của nả
phú quý đong bằng đấu mộng mơ.
Khúc bi tráng
Lượt xem: 19424
20/12/2014 15:47
Phạm Huy Thông (1916-1988)
Ngỡ họ gần nhau thật khó
dũng tướng và thi nhân
khát vọng nhổ núi, lay thành
khó tìm thấy trong vần thơ mỏng mảnh.
Một chân trời quên lãng
Lượt xem: 24345
20/12/2014 15:45
Hồ Zếch (1917-1991)
Viễn vọng kính không gian vừa phóng đi sao Mộc
khái niệm chân trời quên lãng phía xa xăm
đời tất bật, ai nhọc công ngồi đọc
ngoảnh lại tìm chân trời cũ đăm đăm.
Khúc độc hành
Lượt xem: 23232
20/12/2014 15:44
Quang Dũng (1921-1988)
Chợt nhớ một miền chân chưa đặt
nhập vô quá khứ của bao người
mây núi như còn trong thủy mạc
quân đi như thuở "kỷ nhân hồi"
Hiển thị 41 - 50 tin trong 1843 kết quả