Thời chín năm, Quang Dũng thường qua lại vùng Thanh Hóa, lúc đó là vùng tự do có một số đông đúc người tản cư, đủ các giới từ Hà Nội ra, từ khu 3 vào ....Một lần Quang Dũng ghé thăm một người bạn thân và được anh ta kể chuyện cho nghe về một cô giáo dạy trường phổ thông trung học thị xã, tên và người đều đẹp. Nhà thơ si tình, tuy chưa gặp mặt người đẹp nhưng đã thấy lòng thổn thức. Và thế là một mình đi xuống bến sông, đùi kê cuốn sổ nhỏ, một bài thơ ra đời:
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu
Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người !
Phương nào đôi mắt ngó xa xôi
Nào ai biết được niềm u ẩn
Từng lắng nhiều trong những mảnh đời
Tôi viết chiều nay chiều tưởng vọng
Làm thơ mình lại tặng riêng mình
Sông trôi luống gợi dòng vô hạn
Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh
Thời đại bao lần khô nước mắt
Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư
Ngắn dài đã học người thiên cổ
Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ
Chiều ấy em về thương nhớ ai ?
Tôi chắc đường đi đã rất dài
Tim tím chiều hôm lên bóng núi
Dọc đường mờ những cánh hoa phai
Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh
Màu tím chiều chầm chậm
Hoàng hôn nghe một mình
Giáo đường chuông rời rạc
Tan vỡ nhiều âm thanh
Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh
Sau một vài lần không được gặp, cô giáo cùng em nhỏ đi về miền núi Nưa vùng Cổ Ðịnh ít lâu, Quang Dũng đã có dịp được trực tiếp chuyện trò với cô giáo ấy. Và một bài thơ văn xuôi khác ra đời:
“Tôi gặp em một chiều ấy nhiều mây nặng . Sao rất ít. Lưa thưa Bắc Ðẩu xa mờ. Tôi áo quần vừa độ bạc mầu năm tháng. Ðời nghèo với ý thơ.
Vầng trán em cao, sáng ngời linh hồn. Ôi đẹp và say đôi mắt. Mái tóc lung linh, áo trắng hiện về hư ảo. Người ơi ! Vườn xưa nhớ chuyện Liêu Trai. Ðêm vắng qua phố hoang tàn. Gió chạy dài heo hút.
Tôi nhớ chuyện đời em xưa . Ðời em bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu dòng lệ ....
Em vui cười thật không ? Rượu say đôi má đỏ hồng .... đau đớn. Ta thương NGƯỜI một sáng hôm nào - giường trắng tinh, gió mát thổi hương cau – gió mát từ ao, qua khung cửa sắt.
Giường trắng êm êm, dáng nằm ngoa ngoắt. Ôi không phải của mình - Chiếc rèm buông màn tím - Tường mát dịu màu xanh....
Chiều về đường quạnh vắng
Em đi
Tôi bâng khuâng thất vọng
Vẽ em trên dọc đường về
Em có yêu ta không ? Ta có yêu NGƯỜI chăng ? Ngoài ba mươi tuổi đều dang dở .
Trên đường đời phẳng phiu
Chúng ta là hai kẻ
Rất lang thang
Mấy phút gần đây tái ngộ
Nhìn em thấu rõ lối tâm tư
Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa
Tất cả mắt em là nghệ thuật
Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt...
Ðể em lại về suốt buổi trời mưa
Mưa cũng khắp cả ngày tôi hôm ấy
Em ơi ! Tình ngây thơ đã dậy
lại trở về
Mặc dầu tóc không còn xanh nữa
Và đôi chút râu ria ...
Nhớ người ba hôm nay
Ðời thấy càng đáng sống
Sống để mà say
Say suối tóc ngày xưa bây giờ bắt gặp
Phải chăng nguồn thông cảm là đây
Phút chốc em thành thần nữ
Ngự trị hồn ta
Một tình thương yêu liều lĩnh ...
Bạn càng kể đời em
Lại càng như rượu mạnh
Rượu mà Tiểu Nhiên và Mỵ Cơ
Ðã cùng uống trộm
Trong thiên truyện tình bất tử ngày xưa
Trưa nay ngồi bóng nhà thờ . Linh hồn mệt mỏi – chuông hồi vang “angélus” - Nhớ bức tranh cầu nguyện của Millet*
Viết những dòng thơ – không lề luật – mà chẳng tặng ai – Vì biết không bao giờ gửi, không bao giờ gửi, không bao giờ gửi .
Em ! Chúng ta đã quá nhiều đau thương, những tâm tư, những tình sử chan hòa nước mắt thay niềm vui, tiếng cười rồ dại ... Rất là mệt mỏi !
Lòng hào kiệt cổ xưa chợt dậy. Bực dọc ...Muốn đập tan mọi thứ - Nếu không là tất cả . Em ! Mái tóc với đời Em .
Vườn chanh sau dòng Mến Thánh Giá
Ðúng giờ chuông ban trưa
Quang Dũng làm thơ kèm theo tranh vẽ . Mỗi bài kèm một tranh.
Một chút thoáng qua trong đời anh !
Nguyễn Lê Huy
( Viết theo tài liệu của L.H.T)
Chúa sơn lâm lãng mạn
Lượt xem: 24569
20/12/2014 16:17
Thế Lữ (1907-1980)
Chúa sơn lâm gậm tiếng gầm
quẩn quanh trong cũi âm thầm: Thế gian
thép thời gian bóng thêm chăng
hay xem nước thép hàm răng có ngời?
Tìm vàng thi nhân
Lượt xem: 17497
20/12/2014 16:07
Hoài Thanh (1909-1982)
Mùa chuyển vụ
Mỗi thi nhân, một thế giới gieo trồng
một bí ẩn vũ trụ
Bao giờ lại gió đầu mùa
Lượt xem: 18044
20/12/2014 16:07
Vang bóng (1910-1942)
Trăm đường phố chọc trời cao thẳm mây
dễ quên sao cô hàng xén to tần
Hoàng lan một thoáng, trăng còn ngát
Sợi tóc nào nào neo giữ tháng năm ?
Vang bóng
Lượt xem: 29138
20/12/2014 16:05
Nguyễn Tuân (1910-1987)
Tôi vẩn vơ lo một ngày sẽ đến
tự động hóa cao rồi, cốm ngọc có còn thơm?
Giò có lụa nữa không? Phở còn riêng hương vị?
Bỗng yên lòng: trên giá sách có ông.
Xuôi dòng nước ngược
Lượt xem: 19772
20/12/2014 16:04
Tú Mỡ (1910-1976)
Thăm cụ, tôi xuôi dòng nước ngược
trang thơ còn đợi, bút còn mong
Cụ đang trụ chốt đèn xanh đỏ
thổi phạt ai kia lái ngược dòng.
Mùa tựu trường lại nhớ
Lượt xem: 17681
20/12/2014 16:03
Thanh Tịnh (1911-1988)
Nhớ lá thu rơi, nhớ tựu trường
nhớ hoài quê mẹ mãi sông Hương
một bức tình thư chưa gửi được
bạc đầu chưa trả nợ văn chương.
Hai lá phổi giông tố
Lượt xem: 18719
20/12/2014 16:03
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Hàng tỷ vi trùng "cốc"
tấn công hai lá phổi gầy
trận tuyến này
chưa thể gọi là giông tố !
Người đến hội Long Trì
Lượt xem: 20418
20/12/2014 16:02
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
Đêm hội Long Trì chưa kịp vui
Quỳnh Hoa chưa kịp gặp văn tài
hồ rượu đã thành hồ huyết lệ
âm - dương, họa - phúc bẫy giăng cài.
Thơ bên nhà mồ
Lượt xem: 18500
20/12/2014 16:01
Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Từng phút - anh đến gần cửa huyệt
từng phút - anh tan vào cõi thiêng.
Người xứ thơ tiên
Lượt xem: 24501
20/12/2014 16:00
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938)
Chùa Hương không gặp gỡ
rừng mơ chắc đã mơ?
Lời còn trong hơi thở
giai nhân cùng người thơ.
Hiển thị 31 - 40 tin trong 1843 kết quả