Thơ

08/01/2015 14:54
Lượt xem 49301

Mai là một đề tài rất thông dụng.
Thi nhân dùng để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Thói đa tình cũng thường biểu lộ trong thơ.
Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ Mai chúng ta đã được đọc.

Và nhân đọc thơ Mai, chắc các em cũng như tôi không khỏi nghĩ luẩn quẩn :
- Mai kết bạn cùng tùng, trúc, luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?
- Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tư…, đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, đẻ tăng tiến trên đường học vấn.

Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán.

Bấy nay đã đem Mai của cổ nhân ra làm quà cho các em, tuy chưa được bao lăm, song các em đã biết qua mùi vị. Bây giờ tôi xin gửi đến các em một ít « cây nhà lá vườn ».

Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm Mai trong vườn, trong tháng giêng, tháng hai nở lác đác, sang tháng ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật :

Giếng ngọt Giang Nam một khóm già
Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoa
Tình Xuân còn đợi duyên công chúa
Hương muộn càng say giấc Tố Nga

Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc
Vần gieo gió sớm bút trao già
Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ
Tiếng địch thành cao vọng bến xa

Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng.

Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh mai hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần :

Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi

Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi.

Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại.

Tôi nhận thấy người cũng như mình, xưa cũng như nay, nói đến MAI chỉ vì mình mà nói, chớ chưa từng thấy thi nhân nào vịnh Mai vì Mai. Đối với Mai như thế kể cũng phụ phàng quá ! Song Viên Mai lại nói :
- Thơ vịnh vật mà không có ký thác thì chẳng khác lời đùa của trẻ em…, thì thơ kia là Mai hay Thi Nhân đâu còn là hai nữa, mà người đọc chúng mình còn phân biệt Ngã, Nhân.

Thơ vịnh Mai là thế. Thơ vịnh các vật khác cũng thế.

Quách Tấn
( Trích Những bức thư thơ Trường Xuyên Thi Thoại - Những Bài thơ kỷ niệm )

Các tác phẩm khác

Đại Nam quốc sử diễn ca - VIII. Nhà Ngô (906 - 967) - IX. Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967-1009) Lượt xem: 18370
08/01/2015 08:37
1. Thập-nhị sứ-quân
2. Đinh-Bộ-Lĩnh hợp nhất quốc-gia
3. Chính sách nhà Đinh
4. Nhà Đinh mất ngôi
5. Lê-Hoàn phá quân Tống
6. Nhà Lê thất-chính

Đại Nam quốc sử diễn ca - X. Nhà Hậu Lý (1010 - 1225) Lượt xem: 16179
08/01/2015 08:34
1. Lý-Thái-Tổ
2. Lý-Thái-Tông bình Nùng, phục Chiêm
3. Lý-Thánh-Tông, một ông vua nhân dũng
4. Bà Ỷ-Lan nhiếp-chánh
5. Lý-Thường-Kiệt bại Chiêm, phá Tống
6. Lý-Thần-Tông khuyến khích việc nông
7. Đỗ-Anh-Vũ lộng quyền
8. Tài kinh-quốc của Tô-Hiến-Thành
9. Lý-Cao-Tổ thất-chính
10. Họ Trần giúp vua Lý
11. Lý Huệ-Tông phát điên
12. Lý Chiêu-Hoàng nhường ngôi cho chồng

Đại Nam quốc sử diễn ca - XI. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226-1340) Lượt xem: 40426
08/01/2015 08:27
1. Những việc cải cách đầu tiên
2. Văn-học và võ-công
3. Phong-tục đời Trần
4. Đức-độ và chánh-trị của Trần-Thánh-tông
5. Trần-Hưng-Đạo phá Mông-Cổ
6. Anh-tông và Minh-tông
7. Việc đánh dẹp về đời Hiến-tông

Đại Nam quốc sử diễn ca - XII. Nhà Trần (Thời kỳ suy vi: 1341-1400) Lượt xem: 18153
08/01/2015 08:24
1. Nhà Trần bắt đầu suy
2. Dương-Nhật-Lễ tiếm-vị
3. Chiêm-thành xâm-nhiễu
4. Lê-Quý-Ly phế-lập

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIII. Nhà Hồ và giặc nhà Minh (1400-1418) Lượt xem: 29042
08/01/2015 08:23
1. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần
2. Quân Minh diệt nhà Hồ
3. Trần-Giản-Định chống Minh
4. Trần-Trùng-Quang chống Minh
5. Quân Minh chiếm toàn cõi Đại-Việt
6. Chính-sách nhà Minh

Đại Nam quốc sử diễn ca - XIV. Nhà Hậu Lê (Thời kỳ thống nhất: 1418-1526) Lượt xem: 33202
08/01/2015 08:20
1. Lê thái-Tổ phá giặc Minh
2. Nhà Lê kiến-quốc
3. Lê-Nghi-Dân cướp ngôi
4. Thời-kỳ toàn-thịnh: Lê Thánh-tông
5. Nhà Lê bắt đầu suy
6. Loạn Trần-Cảo và Trịnh Duy-Sản
7. Chính-quyền tan-rã
8. Mạc-Đăng-Dung chuyên-quyền

Đại Nam quốc sử diễn ca - XV. Nhà Mạc (1527-1592) Lượt xem: 25529
08/01/2015 08:17
1. Ngoại-giao và nội-chính của Mạc-Đăng-Dung
2. Nguyễn-Kim khởi-nghĩa phù Lê
3. Trịnh-Kiểm tiến quân ra Bắc
4. Nguyễn-Hoàng vào Hóa-Châu
5. Trịnh Mạc phân-tranh
6. Trịnh-Tùng chấp chính
7. Trịnh-Tùng diệt Mạc

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVI. Nhà Lê Trung hưng (Vua Lê-Chúa Trịnh: 1593-1729) Lượt xem: 20081
08/01/2015 08:07
1. Giao-thiệp buổi đầu với Trung-hoa
2. Trịnh-Tùng xưng chúa
3. Trịnh-Tráng tăng quyền phủ chúa
4. Trịnh-Tạc đánh Nguyễn và Mạc
5. Trịnh-Căn và nhà Thanh
6. Triều thần nhà Lê
7. Những việc cải-cách về thời Trịnh-Cương

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVII. Nhà Lê suy vi (Trịnh-Nguyễn phân tranh: 1729-1782) Lượt xem: 31156
08/01/2015 08:00
1. Chính-sách đồi-bại của Trịnh-Giang
2. Sự loạn-lạc ở Bắc-hà
3. Trịnh-Doanh và Lê-Hiển-tông
4. Trịnh-Doanh và Trịnh-Sâm dẹp loạn
5. Trịnh-Sâm đánh chúa Nguyễn
6. Trịnh-Sâm hỏng mưu thoán-đoạt
7. Đặng-Thị-Huệ lộng-quyền

Đại Nam quốc sử diễn ca - XVIII. Cuối đời nhà Lê (1783-1786) Lượt xem: 26789
08/01/2015 07:55
1. Loạn kiêu-binh ở kinh-thành
2. Nguyễn-Huệ ra Bắc lần thứ nhất
3. Chúa Trịnh-Khải bị bắt
4. Nguyễn-Huệ trả quyền Lê-Hiển-tông
5. Quân Tây-sơn rút về Nam
6. Triều-đình vua Lê-Chiêu-Thống
7. Nguyễn-Hữu-Chỉnh chuyên-quyền

Hiển thị 21 - 30 tin trong 2313 kết quả