nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.
Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone[1] dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.". Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính." [2]. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông của Việt nam.
Cha Lâm Thị Mỹ Dạ, ông Lâm Thanh đã từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống, năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là "theo địch vào Nam". Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do "địch cài lại" và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch [3]
Người say chưa tỉnh
Lượt xem: 17563
20/12/2014 15:50
Vũ Hoàng Chương (1916-1978)
Đâu chỉ cuộc say trong quỹ đạo
quay vòng muôn thuở các hành tinh
thi sĩ bao người say chếnh choáng
hư vô trong vũ trụ riêng mình.
Người tình khờ dại
Lượt xem: 20046
20/12/2014 15:48
Xuân Diệu (1916-1985)
Người phải lòng ư? Không đếm nổi
mang hương gửi gió, dại khờ chưa
nhặt phấn thông rơi làm của nả
phú quý đong bằng đấu mộng mơ.
Khúc bi tráng
Lượt xem: 19206
20/12/2014 15:47
Phạm Huy Thông (1916-1988)
Ngỡ họ gần nhau thật khó
dũng tướng và thi nhân
khát vọng nhổ núi, lay thành
khó tìm thấy trong vần thơ mỏng mảnh.
Một chân trời quên lãng
Lượt xem: 24310
20/12/2014 15:45
Hồ Zếch (1917-1991)
Viễn vọng kính không gian vừa phóng đi sao Mộc
khái niệm chân trời quên lãng phía xa xăm
đời tất bật, ai nhọc công ngồi đọc
ngoảnh lại tìm chân trời cũ đăm đăm.
Khúc độc hành
Lượt xem: 23011
20/12/2014 15:44
Quang Dũng (1921-1988)
Chợt nhớ một miền chân chưa đặt
nhập vô quá khứ của bao người
mây núi như còn trong thủy mạc
quân đi như thuở "kỷ nhân hồi"
Sóng vẫn gầm trong tiếng cọp gầm
Lượt xem: 22838
20/12/2014 15:42
Nguyên Hồng (1918-1982)
Những con chữ loạn đả trên trang
vì đói, vì rét
ông chỉ phong lưu nước mắt
mang ra tế bần
Thi sĩ chân quê
Lượt xem: 13857
20/12/2014 15:41
Nguyễn Bính (1919-1966)
Hình như vắng thắt lưng xanh
mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần
vắng yếm sồi, ngực thanh tân
hình như cũng có đôi phần lỏng lơi...
Người về viên tĩnh viên
Lượt xem: 16234
20/12/2014 15:40
Chế Lan Viên (1920-1989)
Dẫu đã biết thi nhân từng trận mạc
vóc ngang tầm chiến lũy một thời trai
vẫn muốn ông thêm một lần ru hát
sau trăm dặm biển trời, cò đậu mát tao nôi.
Đúc thơ câu sắt nguội
Lượt xem: 17106
20/12/2014 15:38
Hồng Nguyên (1924-1954)
Tay chặt sắt đường tàu
đúc câu thơ sắt nguội
ba lô mòn nắng mưa
thơ còn nguyên cốt lõi.
Bồng con - bồng súng
Lượt xem: 20791
20/12/2014 15:38
Nguyễn Thi (1928-1968)
Người mẹ nào cũng muốn bồng con
sao có lúc phải buộc lòng cầm súng?
Anh không chín tháng ưu tư nặng
hiểu lòng người mẹ chăng?
Hiển thị 381 - 390 tin trong 2178 kết quả